A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Câu 2 (0,25 điểm). Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?
A. Người trong độ tuổi lao động
B. Người chưa đủ 13 tuổi
C.Người không có tay nghề
D. Người phải học hỏi mới quen được với công việc
Câu 3 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?
A. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc
B. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến
C. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện
D. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động
Câu 4 (0,25 điểm). Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?
A. Làm việc trong mỏ than
B. Làm việc tại trung tâm dạy kèm
C. Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
D. Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên
Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn cái gì?
A. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
B. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
C. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
D. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?
A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.
Câu 8 (0,25 điểm). Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?
A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ
B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng
C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga
D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy
Câu 9 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ?
A. Hút thuốc lá tại điểm bán xăng, dầu khi đang xếp hàng đến lượt
B. Ngắt nguồn điện của đèn học sau khi học xong vào buổi tối
C. Chỉ sử dụng điện thoại khi đã hoàn tất quá trình sạc pin
D. Sử dụng các thiết bị đóng cắt dòng điện khi xảy ra các sự cố về điện
Câu 10 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?
A. Không thực thi hợp đồng đã cam kết
B. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên
C. Xét tặng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
D. Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng
Câu 11 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.
B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.
B. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.
C. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.
D. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
Câu 14 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn.
D. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?
A. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở
B. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng
C. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc
D. Người dùng không tập trung sử dụng được thiết bị
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.
Câu 18 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 19 (0,25 điểm). Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.
Câu 20 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, chúng ta cần nắm rõ các điều gì?
A. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
B. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
C. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
D. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc
Câu 21 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
B. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
C. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
D. Từ chối, đồng thời khuyên anh không nên thực hiện ý định đó.
Câu 22 (0,25 điểm). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp. Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
Câu 23 (0,25 điểm). Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?
A. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty
B. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân
C. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
D. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân
Câu 24 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng?
A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng
C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì
D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?
b. Pháp luật đã quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân?
Câu 2 (1,0 điểm). Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn H nói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”. Nghe xong, bạn K liền đáp: “Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.
a. Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
b. Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
c. Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | B | A | A | D | C | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | A | C | A | C | D | C | B |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | A | A | A | D | C | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: a. Ý nghĩa của lao động: - Là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. - Tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. |
1,0 điểm |
b. Đối với người sử dụng lao động: - Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. - Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. - Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng. - Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
| |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống: a. Hành vi tàng trữ, đốt pháo tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ. Vì: trong pháo có chứa thuốc pháo; khi gặp những tác động cơ học, lí học, nhiệt học hay hóa học,… thì đều có thể gây nổ. b. Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả: + Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh. + Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội. + Gây ô nhiễm môi trường. c. Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H ngừng việc đốt pháo tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, H có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, bổ ích và lành mạnh khác, như: gói bánh chưng cùng gia đình; chơi các trò chơi dân gian,.. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm |
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 9 | 12 | 1 | ||||
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Nhận biết | Nhận biết được việc công dân nên làm để phòng tránh tai nạn về cháy nổ và các chất độc hại. | 2 | C1, C3 | ||
Thông hiểu | - Xác định được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Xác định được hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007. - Biết các hành vi được phép trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại. - Nhận biết được hành vi dẫn đến tai nạn cháy nổ. - Biết thực hiện các hành động phòng tránh tai nạn về cháy nổ. | 6 | C6, C8, C9, C13, C15, C17 | |||
Vận dụng | - Giải thích được lí do không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc. - Xác định được việc làm phù hợp để phòng tránh tai nạn cháy nổ. - Biết được chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ - Xử lí được các tình huống liên quan đến tai nạn cháy nổ, các chất độc hại. | 4 | C16, C19, C21, C24 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống về phòng ngừa tai nạn các chất độc hại. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 10 | 12 | 1 | ||||
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | Nhận biết | - Nhận biết được nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. - Nhận biết được quy định của nhà nước về độ tuổi chưa được lao động. - Nêu được ý nghĩa của lao động đối với cá nhân và xã hội; quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân. | 2 | 1 | C2, C5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được quyền của người sử dụng lao động, người lao động. - Biết được môi trường nào người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được thực hiện. - Nắm rõ được nghĩa vụ của người người lao động. - Biết được hành vi vi phạm/ không vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. | 6 | C4, C7, C10, C11, C12, C14 | |||
Vận dụng | - Nắm rõ được cách bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia thị trường lao động. - Nhận xét được những hành vi vi phạm quy định sử dụng lao động của Nhà nước. - Xử lí được tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. | 4 | C18, C20, C22, C23 | |||
Vận dụng cao |