Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Công dân 8 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Công dân 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là gì?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói đúng về bạo lực gia đình?

A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 3 (0,25 điểm). Cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?

A. Phụ huynh, thầy cô

B. Trưởng thôn, bố mẹ

C. Thầy cô, học sinh

D. Con cái, anh, chị em trong gia đình

Câu 4 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật

B. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi

C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng

D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được

Câu 5 (0,25 điểm). Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?

A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình

B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình

C. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình

D. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình

Câu 6 (0,25 điểm). Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

A. Che dấu tội cho người thân

B. Vứt rác ra sân trường

C. Lạng lách khi tham gia giao thông

D. Chấp hành các quy định trong lớp học

Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào không phải là bảo vệ môi trường?

A. Trồng cây xanh khắp sân trường

B. Bỏ rác đúng nơi quy định của thôn

C. Sử dụng túi nilon 

D. Tham gia phong trào dọn rác trên bờ biển

Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kì việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý

D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi như kinh doanh trái phép là những hành vi gì?

A. tôn trọng lẽ phải

B. sống vô cảm

C. không tôn trọng lẽ phải

D. sống thực dụng

Câu 10 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình có gây hệ lụy gì cho xã hội không?

A. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội

B. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội

C. Làm xã hội trở nên trầm lắng hơn

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11 (0,25 điểm). Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì?

A. Vì cha mẹ không yêu thương con cái

B. Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng

C. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm

D. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn trong gia đình

Câu 12 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng lẽ phải?

A. Hòa đồng, thân thiện với các bạn

B. Chăm ngoan, nghe lời bố mẹ

C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

D. Trao đổi, nói chuyện to trong thư viện

Câu 13 (0,25 điểm). Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000 đ

B. 2.000.000đ – 3.000.000 đ

C. 3.000.000đ – 4000.000 đ

D. 3.000.000đ – 5.000.000 đ

Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?

A. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt

B. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp

C. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt

D. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được

Câu 15 (0,25 điểm). Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?

A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép

B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh

C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn

D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm

Câu 16 (0,25 điểm). Người tôn trọng lẽ phải là người có biểu hiện nào sau đây?

A. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình

B. Bực tức và phê phán gay gắt những người không cùng ý kiến với mình

C. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái

D. Gió chiều nào theo chiều ấy để không làm mất lòng ai

Câu 17 (0,25 điểm). Trái đất đang nóng lên là do nguyên nhân nào?

A. Ô nhiễm nước

B. Ô nhiễm không khí

C. Ô nhiễm đất

D. Ô nhiễm tiếng ồn

Câu 18 (0,25 điểm). Em cần làm như thế nào để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học?

A. Luôn tin theo bản thân mình, không nên nghe theo lời của bất kì ai

B. Không để ý tới bạn làm việc sai trái trong lớp học

C. Trở thành lớp trưởng để có thể quản lí các bạn

D. Giữ thái độ thân thiện với thầy cô, bạn bè

Câu 19 (0,25 điểm). Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

A. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình

B. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra

C. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái

D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

Câu 20 (0,25 điểm). Em phát hiện bạn thân mình dùng phao để có thể đạt điểm cao trong kì học này. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Bảo bạn photo cho mình nữa để mình cũng được điểm cao

B. Mặc kệ vì không ảnh hưởng gì tới mình

C. Nhẹ nhàng khuyên bạn không nên sử dụng phao, nếu bị bắt sẽ bị đình chỉ thi và hạ hạnh kiểm

D. Báo trước cho cô giáo rằng bạn sẽ sử dụng phao trong giờ thi để cô xử lí

Câu 21 (0,25 điểm). Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

A. Đốt rừng để làm nương rẫy

B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Câu 22 (0,25 điểm). Em bắt gặp hàng xóm hay vứt rác ở bãi đất trống của thôn. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương

B. Các bạn trong lớp

C. Giáo viên chủ nhiệm

D. Gia đình

Câu 23 (0,25 điểm). Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?

A. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống

B. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp

C. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh

D. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục

Câu 24 (0,25 điểm). Theo em, sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?

A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

B. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.

C. Năng lượng hóa học.

D. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Thế nào là bảo vệ lẽ phải? Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy xử lí tình huống sau:

Bạn N và em là bạn thân từ thời tiểu học đến nay. Trước đây, gia đình bạn N luôn vui vẻ và yêu thương nhau. Tuy nhiên, hai năm gần đây, do tranh chấp về tài sản nên bố mẹ của bạn N và chú ruột thường xuyên cãi nhau, đôi khi còn có hành vi bạo lực. Đã nhiều lần, bạn N định lên tiếng nhưng lại sợ bị cho là trẻ con không biết gì. Bạn N nhờ em tư vấn cách ứng xử sao cho phù hợp trong tình huống này.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

D

A

B

D

C

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

B

B

D

D

B

C

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

D

B

C

C

A

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

Ví dụ:

- Tố cáo những hành vi đánh bạc, trộm cắp tài sản với chính quyền.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng nhiều cây xanh nơi khu phố.

1,0 điểm

 

 

 

0,5 điểm

Là học sinh, các em cần tôn trọng, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái; lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.

1,5 điểm

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình:

Nếu là bạn thân của N, em sẽ khuyên N:

- Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của bản thân khi thấy gia đình mình và gia đình chú luôn trong tình trạng bất hòa, căng thẳng. Từ đó, bày tỏ mong muốn: bố mẹ và chú thím hãy bình tĩnh, trao đổi ôn hòa với nhau để tháo gỡ những khúc mắc, hiểu lầm.

- Khuyên bố mẹ: trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ thái độ bình tĩnh, không nên sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

- Tâm sự, chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của những người thân khác, như: ông, bà,… hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ (khi cần thiết).

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - BỘ CÁNH DIỀU

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 4: 

Bảo vệ lẽ phải

1

1

4

0

3

0

0

0

8

1

5,0

 

Bài 5: 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

0

8

0

2,0

 

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

 

2

0

4

0

2

0

0

1

8

1

3,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Bài 4 

8

1

 

 

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

- Chọn ra đáp án đúng liên quan đến bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được khái niệm bảo vệ lẽ phải và trách nhiệm của học sinh trong thực hiện bảo vệ lẽ phải.

1

1

C4

C1 (TL)

Thông hiểu

-  Nhận biết được hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải.

- Biết được các hành vi, việc làm thể hiện việc không tôn trọng lẽ phải. 

4

 

C6, C8, C9, C12

 

Vận dụng

- Thực hiện được việc làm bảo vệ lẽ phải.

- Biết thực hiện hành vi bảo vệ lẽ phải một cách đúng đắn, phù hợp trong tình huống cụ thể.

3

 

C16, C18, C20

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 5

8

0

 

 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Nhận biết được định nghĩa về môi trường.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Xác định được việc làm không bảo vệ môi trường.

- Biết được các việc làm được thực hiện trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Biết được nguyên nhân khiến Trái đất nóng lên.

4

 

C7, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Phê phán, đấu tranh những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Biết thực hiện việc làm phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra.

- Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường và phê phán hành vi gây ô nhiễm môi trường.

3

 

C21, C22, C24

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 6

7

1

 

 

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết

Nhận biết thế nào là bạo lực gia đình và tác nhân của bạo lực gia đình.

2

 

C2, C3

 

Thông hiểu

- Nhận biết các hành vi bạo lực về thể chất.

- Nắm được hệ quả mà bạo lực gia đình gây ra cho xã hội.

- Nhận biết được nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái.

- Xác định được các hình thức bạo lực gia đình.

4

 

C5, C10, C11, C14

 

Vận dụng

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

2

 

C19, C23

 

Vận dụng cao

Xử lí tình huống liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi công dân 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì công dân 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 công dân 8 cánh diều đề số 5

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công dân 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net