Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 Câu 1 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là

  1. thất nghiệp tự nguyện.

  2. thất nghiệp không tự nguyện.

  3. thất nghiệp cơ cấu.

  4. thất nghiệp tạm thời.

     Câu 2 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: 

“……là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động”.

  1. thị trường việc làm.

  2. thị trường lao động.

  3. trung tâm giới thiệu việc làm.

  4. trung tâm môi giới việc làm.

     Câu 3 (0,25 điểm). Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là gì?

  1. Lực lượng lao động.

  2. Ý tưởng kinh doanh.

  3. Cơ hội kinh doanh.

  4. Năng lực quản trị.

     Câu 4 (0,25 điểm). Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  1. Năng lực thiết lập quan hệ.

  2. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

  3. Năng lực cá nhân.

  4. Năng lực phân tích và sáng tạo.

     Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  1. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.

  2. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

  3. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

  4. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?   

  1. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội

  2. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội

  3. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người

  4. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra

     Câu 7 (0,25 điểm). Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là gì?

  1. yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.

  2. yếu tố đầu ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

  3. yếu tố đầu vào, không có ảnh hưởng gì tới chi phí sản xuất.

  4. yếu tố đầu ra, không có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.

     Câu 8 (0,25 điểm). Theo em, vai trò của tiêu dùng là gì? 

  1. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

  2. Là nhân tố làm suy giảm đi sự linh động của nền kinh tế thị trường

  3. Là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

  4. Làm cho nền kinh tế ngừng biến động

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  1. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.

  2. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.

  3. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

  4. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?

  1. Lượng cung.

  2. Lượng cầu.

  3. Giá cả sức lao động.

  4. Chất lượng lao động.

     Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

  1. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

  2. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

  3. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

  4. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

     Câu 12 (0,25 điểm). Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  1. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh

  2. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến

  3. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh

  4. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

     Câu 13 (0,25 điểm). Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, ngoại trừ việc?

  1. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.

  2. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

  3. đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

  4. thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

     Câu 14 (0,25 điểm). Đối với đời sống văn hóa, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?

  1. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

  2. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

  3. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

  4. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.

  1. Thất nghiệp cơ cấu.

  2. Thất nghiệp chu kì.

  3. Thất nghiệp tạm thời.

  4. Thất nghiệp tự nguyện.

     Câu 16 (0,25 điểm). Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?

Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.

  1. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

  2. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.

  3. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

  4. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.

     Câu 17 (0,25 điểm). Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?

  1. Chị T không tạo được nhiều đột phá vì mặt hàng của chị cũng chỉ có mỗi xôi ngũ sắc nên không thể phát triển mạnh

  2. Việc làm của chị T không phát triển mạnh mẽ được do chị T không có ý tưởng kinh doanh của riêng mình

  3. Chị T làm mất đi sự sáng tạo trong món xôi ngũ sắc nên không thể nào tạo ra được sự đột phá lớn

  4. Chị T không tạo được ra các đột phá lớn do chị T chỉ cần bán được hết số xôi hằng ngày

     Câu 18 (0,25 điểm). Việc làm của chị M trong trường hợp dưới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh?

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?

  1. Năng lực nắm bắt cơ hội.

  2. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

  3. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

  4. Năng lực thiết lập quan hệ.

     Câu 19 (0,25 điểm). Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?   

  1. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên cùng nhau cố gắng

  2. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông Q luôn để công nhân của mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ

  3. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ôn Q được thể hiện ở chỗ ông luôn thực hiện đúng các quy định mà mình đã đề ra

  4. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông luôn gắn kết với lợi ích chung của cả công xưởng

     Câu 20 (0,25 điểm). Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?

  1. Mua bán theo nhu cầu bản thân.

  2. Bảo quản, tôn trọng, giữ gìn đối với các sản phẩm, hàng hóa trong việc tiêu dùng khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày.

  3. Phớt lờ về việc “tiêu dùng xanh”.

  4. Tẩy chay sản phẩm Việt Nam và mua những mặt hàng giá trị cao của nước ngoài.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Em hãy cho biết thế nào là ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh?

b. Có những nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.

b. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:

a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.

b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

C

B

B

A

A

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

D

D

C

B

C

B

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

 

B

A

A

C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:

a. Khái niệm ý tưởng và cơ hội kinh doanh:

* Ý tưởng kinh doanh: là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

* Cơ hội kinh doanh: là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Các nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh:

* Lợi thế nội tại: đam mê. tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực.

* Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô.

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)

HS liên hệ hiểu biết bản thân, bày tỏ quan điểm về các ý kiến:

a. Không đồng tình

: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…) như: ban giám đốc; các thành viên của hội đồng quản trị; cán bộ, công nhân viên, người lao động làm thuê,…

 

 

1,0 điểm

b. Không đồng tình

: đảm bảo đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Ví dụ:

+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty, từ đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được sự trung thành và tận tâm của người lao động, qua đó góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất.

 

0,5 điểm 

 

 

0,5 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

HS vận dụng hiểu biết, kiến thức đã học để nhận xét các việc làm của các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp:

Trường hợp a. 

* Việc làm của chính quyền xã X chưa phù hợp, không bám sát với tình hình thực tế tại địa phương. 

* Hành động này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước; đồng thời tiêu tốn thời gian, công sức học tập của người lao động tại địa phương.

 

 

 

0,5 điểm

Trường hợp b.

* Hành động của chính quyền xã X là đúng, thể hiện tốt vai trò của chính quyền địa phương trong việc trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

* Hành động không hợp tác của một số hộ dân là sai, những hộ dân này chưa hiểu rõ về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp => do đó, chính quyền xã X cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, để người dân trong xã hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

1

 

1

 

1

 

 

1

3

1

1,75

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

5. Thị trường lao động, việc làm

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1,0

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

2,75

7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8. Đạo đức kinh doanh

1

 

1

1

1

 

 

 

3

1

2,75

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

9. Văn hóa tiêu dùng

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

6

1

6

0

0

1

20

3

10,0 

Điểm số

2,0

2,0

1,5

2,0

1,5

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,5 điểm

35 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

3

1

 

 

Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm về thất nghiệp tự nguyện.

1

 

C1

 

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

1

 

C9

 

Vận dụng

Xác định được loại hình thất nghiệp trong trường hợp cụ thể.

1

 

C15

 

Vận dụng cao

Nhận xét được những việc làm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề thất nghiệp.

 

1

 

C3 (TL)

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

4

0

 

 

Bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm thị trường lao động.

- Nêu được vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất.

2

 

C2, C7

 

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động.

1

 

C10

 

Vận dụng

Nhận xét được tình hình cung – cầu lao động trên thị trường Việt Nam năm 2021.

1

 

C16

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6

1

 

 

Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cơ hội kinh doanh.

- Nêu được khái niệm ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh; chỉ ra được các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

1

1

C3

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh.

1

 

C11

 

Vận dụng

Nhận xét được trường hợp và nêu được vai trò của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.

1

 

C17

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm của năng lực tổ chức, lãnh đạo của người kinh doanh.

1

 

C4

 

Thông hiểu

Biết được vai trò của năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh trong thực hiện kế hoạch.

1

 

C12

 

Vận dụng

Xác định được năng lực của chủ thể kinh doanh trong trường hợp cụ thể.

1

 

C18

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3

1

 

 

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

1

 

C5

 

Thông hiểu

- Chỉ ra được nội dung không phải là vai trò của đạo đức kinh doanh đối với các chủ thể sản xuất.

- Bày tỏ quan điểm về các ý kiến liên quan đến đạo đức kinh doanh.

1

1

C13

C2 (TL)

Vận dụng

Chỉ ra biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của chủ thể kinh doanh trong trường hợp cụ thể.

1

 

C19

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

4

0

 

 

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm của tiêu dùng.

- Nêu được vai trò của tiêu dùng.

2

 

C6, C8

 

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của văn hóa tiêu dùng trong đời sống văn hóa.

1

 

C14

 

Vận dụng

Nêu được việc làm mà học sinh trung học phổ thông cần thể hiện khi tham gia hoạt động tiêu dùng.

1

 

C20

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời, đề kiểm tra cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com