Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là:

  1. san bằng lợi ích cá nhân.

  2. bình đẳng trước pháp luật.

  3. chia đều mọi lợi nhuận.

  4. được đáp ứng mọi nhu cầu.

     Câu 2 (0,25 điểm). Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật – đó là:

  1. bình đẳng về quyền.

  2. bình đẳng về trách nhiệm.

  3. bình đẳng về nghĩa vụ.

  4. bình đẳng về pháp lí.

     Câu 3 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân được thể hiện ở việc vợ, chồng

  1. tự định đoạt tài sản riêng.

  2. tôn trọng ý kiến của nhau.

  3. lựa chọn giới tính con cái. 

  4. áp đặt vị trí việc làm.

     Câu 4 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc ……………………..”.

  1. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

  2. hưởng quyền lợi và tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế.

  3. thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

  4. chịu trách nhiệm về những hành vi sai phạm của mình.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  1. Quyền của công dân về tiếp cận thông tin.

  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  3. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  4. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

     Câu 6 (0,25 điểm). Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  1. Hỏi ý kiến rồi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

  2. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất từ ứng cử viên.

  3. Thông báo, trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

  4. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

     Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận:

  1. dự án hợp tác đầu tư nước ngoài.         

  2. kế hoạch thử nghiệm vacxin.

  3. thông tin do nhân chứng cung cấp.

  4. quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.

     Câu 8 (0,25 điểm). Đối với mỗi cá nhân, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên hậu quả như thế nào?

  1. Ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.

  2. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.

  3. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

  4. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

     Câu 9 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng với quy định công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?

  1. Quyền công dân độc lập, không có mối liên hệ nào với nghĩa vụ công dân.

  2. Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của những người giàu có trong xã hội.

  3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

  4. Quyền và nghĩa vụ của công dân được phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây không đúng về vấn đề bình đẳng giới?

  1. Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

  2. Bình đẳng giới đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

  3. Lao động nữ có những quy định ưu tiên trên cơ sở đặc điểm giới.

  4. Số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước bị giới hạn.

     Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa?

  1. Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lí xã hội.

  2. Nhà nước tạo điều kiện để các dân tộc phát huy bản sắc văn hóa.

  3. Các dân tộc đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

  4. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

     Câu 12 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

  1. Tham gia hoạt động thiện nguyện.

  2. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

  3. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

  4. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.

     Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  1. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

  2. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.

  3. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất từ ứng cử viên.

  4. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

     Câu 14 (0,25 điểm). Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?

  1. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

  2. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

  3. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.

  4. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

     Câu 15 (0,25 điểm). Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  1. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

  2. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.

  3. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

  4. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

     Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

  1. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

  2. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

  3. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

  4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

     Câu 17 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12C trường trung học phổ thông T đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

  1. Quyền học tập.

  2. Quyền ứng cử.

  3. Quyền sở hữu tài sản.

  4. Quyền tự do ngôn luận.

     Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

  1. Bà K và chị M.

  2. Anh Q và chị M.

  3. Bà K và anh Q.

  4. Bà K, anh Q và chị M.

     Câu 19 (0,25 điểm). Anh T và chị K trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh T và chị K thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh T làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn chị K thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, chị K được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

  1. Thay đổi các chính sách xã hội.

  2. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

  3. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.

  4. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh M đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Khi Hội đồng nhân dân xã X tổ chức buổi tọa đàm để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, anh M (25 tuổi) đã cùng mọi người tích cực phát biểu, trao đổi, đóng góp các ý kiến cho nội dung của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân xã X đã tập hợp các ý kiến của nhân dân và gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

  1. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

  2. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

  3. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  4. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

     Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  1. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử

  2. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri

  3. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri

  4. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

     Câu 22 (0,25 điểm). Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, chị T gợi ý anh C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy anh C còn băn khoăn, chị T nhanh tay gạch phiếu bầu giúp anh rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Chị T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  1. Trực tiếp.

  2. Phổ thông.

  3. Ủy quyền.

  4. Gián tiếp.

     Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, ông A đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Ông A không đồng ý với quyết định thu hồi lô hàng hoá do vi phạm về chất lượng của chi cục quản lí thị trường X. Ông A đã làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền, đề nghị họ xem xét lại sự việc. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lỗ hàng hoá của mình.

  1. Khiếu nại.

  2. Tố cáo.

  3. Tranh tụng.

  4. Khởi tố.

     Câu 24 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Đ lập một nhóm kín trên mạng xã hội tập hợp những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền và tổ chức họp bàn kế hoạch, chuẩn bị vũ khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tổ chức một cuộc bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Nhóm người này thường xuyên hội họp, bàn bạc kế hoạch tại nhà riêng của ông Đ tại xã X vào sáng chủ nhật hàng tuần. Anh K, chị V là hàng xóm của ông Đ. Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh K và chị V đã bí mật trình báo tới lực lượng công an xã X.

  1. Anh K và chị V.

  2. Ông Đ và chị V.

  3. Ông Đ và đồng phạm.

  4. Ông Đ, anh K và chị V.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

b. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?

a. Đảm đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

b. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.

c. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.

d. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

Khi thực hiện hoạt động giám sát kết quả công tác tuyển sinh và thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh A, đoàn giám sát của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh A đã dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe ý kiến của các thầy cô và học sinh trong trường. M cũng có một số kiến nghị nhưng lại ngại không dám phát biểu.

Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

B

A

C

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

D

B

C

C

D

D

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

B

D

C

C

A

A

A

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

- Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

1,0 điểm

b. Ý nghĩa: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội; giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

1,0 điểm

 

 

 

Câu 2

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân để xác định được mục đích của các biện pháp sau:

- Thông tin a. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

- Thông tin b.Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

- Thông tin c. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Thông tin d. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

Nếu là bạn của M, em sẽ giải thích cho M hiểu rằng trẻ em cũng có quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề liên quan đến bản thân mình và khuyến khích M nên mạnh dạn phát biểu ý kiến vì những ý kiến đó có thể rất có ích cho hoạt động dạy và học của trường trong tương lai

1,0 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN 

10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2

1

1

 

1

 

 

 

4

1

3,0

11. Bình đẳng giới 

1

 

1

1

1

 

 

 

3

1

1,75

12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

1

 

2

 

1

 

 

1

4

1

2,0

14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

1

 

1

 

2

 

 

 

4

0

1,0

15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

Tổng số câu TN/TL

8

1

8

1

8

0

0

1

24

3

10,0 

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN 

10

2

 

 

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Nhận biết

- Nhận biết được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Nêu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

2

1

C1, C2

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được ý kiến đúng về các quy định công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.

1

 

C9

 

Vận dụng

Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống thực tiễn.

1

 

C17

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 11: Bình đẳng giới 

Nhận biết

Nhận biết được quyền bình đẳng giới trong gia đình.

1

 

C3

 

Thông hiểu

- Biết được nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

- Xác định được nội dung bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

1

1

C10

C2 (TL)

Vận dụng

 Xác định được người không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

1

 

C18

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

1

 

C4

 

Thông hiểu

Xác định được biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.

1

 

C11

 

Vận dụng

Xác định được quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị trong trường hợp cụ thể.

1

 

C19

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

14

1

 

 

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Nhận biết

Nhận biết được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

1

 

C5

 

Thông hiểu

- Biết được biểu hiện công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Đánh giá được hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

2

 

C12, C14

 

Vận dụng

Xác định được công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp cụ thể.

1

 

C20

 

Vận dụng cao

Xử lí tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

 

1

 

C3 (TL)

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Nhận biết

Nhận biết được nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng xử.

1

 

C6

 

Thông hiểu

Biết được nội dung không phản ánh đúng nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử.

1

 

C13

 

Vận dụng

- Giải thích được lí do không nên để người khác thay mình tham gia bầu cử.

- Đánh giá được các hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

1

 

C21,C22

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Nhận biết

Nhận biết được quyền khiếu nại của công dân.

1

 

C7

 

Thông hiểu

Xác định được nội dung phản ánh quyền của công dân về khiếu nại.

1

 

C15

 

Vận dụng

Đánh giá được hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo, khiếu nại.

1

 

C23

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Nhận biết

Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

1

 

C8

 

Thông hiểu

Biết được các hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc của công dân.

1

 

C16

 

Vận dụng

Đánh giá được hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

1

 

C24

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời, đề kiểm tra giữa kì 2 kinh tế pháp luật 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com