Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào?

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào? 

Câu 2. Đoạn văn này giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc?

Câu 3. Những lời nói của lão Hạc với "cậu Vàng" thể hiện điều gì?

Câu 4. Câu nói của lão Hạc "chua chát" ở chỗ nào?

Câu 5. Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm nào?

Câu 6. Những từ ngữ nào thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc?

Câu 7. Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với ai?

Câu 8. Điều gì khiến ông giáo thấy "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm buồn..."?

Câu trả lời:

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. 

Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật ông giáo.

Câu 2. 

Đoạn văn giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc: Lão Hạc là một con người có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo đến mức không thể lấy ra trăm bạc để lấy vợ cho người con trai duy nhất của mình, con trai ông phẫn chí đi đồn điền cao su Nam Kỳ, đi sáu năm rồi vẫn chưa về.

Câu 3. 

Những câu nói thể hiện việc lão Hạc rất yêu quý con chó của mình. Lão coi nó như con cháu trong nhà, như một con người để tâm sự, trò chuyện.

Câu 4. Câu nói của lão Hạc "chua chát" ở chỗ nào?

Câu 5. 

Lão đến nhờ cậy ông giáo hai việc:

  • Trông nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
  • Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.

=> Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện tình yêu thương con của một người cha. Lão luôn lo lắng cho tương của con, nghĩ cho cuộc đời con. Bao nhiêu tiền bán được cây trái trong mảnh vườn nhỏ lão đều để dành cho con, chắt chiu từng hào cũng là lo cho con. Tiền bán cậu Vàng lão cũng để cho con. Dù trong cái đói quay quắt, cái nghèo nàn bao trùm lấy bản thân thì lão cũng nhất quyết không bán đi bất cứ một sào vườn nào mà phải để trọn vẹn cho con.  Cuộc đời lão luôn nghĩ về con, mọi việc lão làn đều là vì con, lo lắng cho con. 

Câu 6. 

Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc:

  • "cắn rơm căn cỏ"
  • "lạy ông giáo"

Câu 7. 

Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với chính mình cũng là cho những người đọc. Câu nói thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người. 

Câu 8. 

Điều khiến ông giáo thấy "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm buồn..." là: việc ông giáo thấy lão Hạc đi xin bả chó. Ông giáo nghĩ rằng lão Hạc vốn là người đáng kính nay lại theo gót Binh Tư để kiếm cái ăn. Ông nghĩ lão Hạc đã sa đọa không còn giữ được bản thân và điều này khiến ông rất buồn.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com