Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.

Câu 2.  Truyện có những nhân vật nào đáng chú ý? Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?

Câu 3. Phân tích nhân vật lão Hạc:

a) Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ai?

b) Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

c) Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó, em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật này?

Câu 4. Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,...)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.

Câu 5. Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?

Câu 6. Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?

Câu 7. Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Lão Hạc là một nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì nhà quá nghèo con trai lão quẫn trí đã đăng kí đi làm đồn điền cao su. Lão Hạc sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm dài, lão đã không đủ sức làm thuê như trước, đến đường cùng, lão đã ra một quyết định hết sức đau đớn là bán cậu Vàng. Sau đó lão đem tiền bán chó và mảnh vườn để gửi ông giáo lo trước tiền ma chay. Ông giáo là một người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Trước đó, lão nói dối Binh Tư- một người àm nghề trộm chó rằng xin bả chó để bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là để tự kết liễu đời mình. Sau đó, Lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không một ai hiểu nguyên nhân lão chết ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Câu 2. 

- Truyện có những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng. 

- Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò dẫn dắt, giới thiệu và kết nối đối với phần sau của truyện, giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu chuyện và nội dung ở các phần sau của văn bản. 

Câu 3. 

a. Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đáng chú ý? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của những ai?

- Hoàn cảnh của lão Hạc: Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Trong nhà tài sản không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó được ông rất yêu quý đặt tên là cậu Vàng. Ông không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình. Sau một trận ốm, khi đã quá túng quẫn lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo. 

b. Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

- Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:

  • Sau khi bán chó lão chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt "ầng ậc nước", mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu...Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng.
  • Lão đã ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình đã "lừa một con chó".
  • Lão khóc trong đau đớn vì không thể tha thứ cho bản thân mình.
  • Sau đó, lão tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".

- Theo em, nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động như vậy là do tình cảnh quá nghèo khó, lão bị dồn vào đến bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác. Do sau trận ốm lão không thể tự lo cho bản thân và một phần cũng vì thương con, lo con trai sau khi đi đồn điền cao su về không có tiền lấy vợ. 

c. Từ một số chi tiết về lão Hạc ở nửa sau tác phẩm (những điều lão Hạc nhờ cậy ông giáo, việc lão Hạc tìm đến cái chết), em có nhận xét gì về nhân vật này?

Từ một số chi tiết về lão Hạc ở nửa sau tác phẩm, em nhận thấy lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa. Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ. Lão Hạc cũng là một người rất coi trọng nhân phẩm, danh dự. Ông coi trọng nó hơn cả mạng sống của mình. 

Câu 4. 

Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời.

Câu 5. 

Theo em, khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm:

  • Sự thấu hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng. 
  • Đề cao vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân.
  • Nêu nên sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

Câu 6. 

Nghệ thuật:

  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão Hạc.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Trong các yếu tố nghệ thuật nêu trên, em ấn tượng với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Nhà văn Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng, khắc họa tâm lí nhân vật. Các nhân vật như Lão Hạc, ông giáo hiện ra một cách chân thực, sống động, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ rất riêng. Đồng thời, qua những nhân vật đó, chúng ta thấy được cuộc sống của những người dân thời xưa.

Câu 7. 

Sau khi đọc xong truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh khổ cực của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ. Ngoài ra, tác phẩm tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Từ cái nhìn của ông giáo, tác giả đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân. Qua truyện ngắn không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân mà còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ, phải chăng đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com