1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã nhấn mạnh tính cách khảng khái, cương trực ở nhân vật Tử Văn. Đây là cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của thể loại truyện truyền kì nói chung và trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ nói riêng.
2. Các sự kiện chính của truyện: được trình bày theo trình tự thời gian và nhân quả:
- Tên tướng nhà Ngô làm yêu làm quái trong dân gian khiến Tử Văn bất bình, châm lửa đốt đền của tên tướng giặc.
- Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”, trong cơn mê man thấy tên hung thần đến trách mắng, đe dọa.
- Tử Văn bệnh nặng thêm, rồi bị quỷ sử bắt xuống Minh ty và khép vào tội chết. Tử Văn vẫn rất cứng cỏi, không bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.
- Ở cõi âm, Tử Văn và tên tướng giặc nhà Ngô tranh cãi. Bằng chính nghĩa của mình, Tử Văn chiến thắng, được Diêm Vương cho nhận chức Phán sự đền Tản Viên.
3. Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết:
- Lời của người kể chuyện (lời kể, lời bình): “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”; “Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”; “Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người”;...
- Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
- Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào.
- Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người.
4. Các yếu tố kì ảo:
- Không gian kì ảo: ở cõi âm. Không khí u ám, ghê sợ.
- Nhân vật kì ảo: Diêm Vương, Thổ Công, hồn ma tướng giặc nhà Ngô cùng lũ ma quỷ.
- Mô-típ kì ảo: người chết bỗng dưng sống lại, người hóa thành thần, được thần linh ban chức.
=> Trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, yếu tố kì ảo được sử dụng một cách “đậm đặc” Yếu tố kì ảo vừa là phương tiện để tác giả phơi bày mặt trái của hiện thực vừa là phương thức làm “lạ hoá” đối tượng miêu tả, thể hiện, mang lại sức hấp dẫn cho câu chuyện.
5. Thông điệp từ tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên:
- Ca ngợi khí phách của kẻ sĩ: chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa.
- Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lí, vào sự chiến thắng của cái thiện.
- Phê phán xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, ăn hối lộ, bao che cho kẻ xấu tàn hại dân lành.
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
6. Lời bình ở cuối truyện có vai trò: mang tới cho bạn đọc những ý nghĩa đúc kết từ câu chuyện, khẳng định, ngợi ca khí tiết cứng cỏi, tỉnh thần xả thân vì chính nghĩa của kẻ sĩ,... , gián tiếp tố cáo kẻ ác, thể hiện khát vọng công bằng.
7.
- Chu Văn An nổi tiếng là người cương trực không màng danh lợi.
- Những thần trong huyền thoại Hy Lạp có hình dáng loài người và rất khôi ngô tuấn tú.
- Dù đã ở tuổi tứ tuần nhưng ông ta vẫn còn phong độ lắm!