Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

CÂU HỎI CUỐI BÀI 

Câu 1. Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

Câu 2. Đọc kĩ phần 2 của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):

a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?

b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.

c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.

Câu 3. Luận điểm được trình bày trong phần 3 góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.

Câu 4. Phần 4 khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?

Câu 5. Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.

Câu 6. Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?

Câu trả lời:

Câu 1. 

- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm: 

  • Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;
  • Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

Câu 2. 

a. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.

b. 

Lí lẽ Bằng chứng 
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

Câu 3. 

Luận điểm được trình bày trong phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm lão Hạc.

Câu 4. 

Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài. Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.

Câu 5. 

Đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao:

Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.

Câu 6. 

Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật tiềm ẩn trong truyện ngắn Lão Hạc. Cụ thể hơn là về việc thông qua hoạt động giao tiếp tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật, diễn biến tâm trạng, tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net