Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích gì?

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích gì?

Câu 2. Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề nào nêu ở phần 1?

Câu 3. Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là những gì?

Câu 4. Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định điều gì?

Câu 5. Luận điểm được trình bày ở phần 3 là gì? 

Câu 6. Có thể xem phần 4 là kết bài không? Vì sao?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.

Câu 2. 

Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề mà tác giả nghiệm ra ở tác phẩm "Một, ông đã  đưa hoạt động... hệ lụy của chúng"

Câu 3. 

Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...

Câu 4. 

Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Câu 5. 

Luận điểm được trình bày ở phần 3 là: Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.

Câu 6. 

Có thể xem phần 4 là kết bài vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net