a) Đồng tình. Bởi vì giữ chữ tín chính là giữ niềm tin của người khác, coi trọng niềm tin của người khác dành cho mình.
b) Đồng tình. Khi bạn hoàn thành tốt phần công việc như đã cam kết, bạn sẽ giữ được niềm tin của mọi người xung quanh, người có trách nhiệm chính là người biết giữ chữ tín.
c) Đồng tình. Bởi vì chữ tín không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp... Khi đã hứa điều gì với bất kì ai thì đều phải cố gắng thực hiện bằng được. Vì chỉ cần một lần không thực hiện lời hứa sẽ làm mất niềm tin của người khác, làm mất chữ tín.
d) Không đồng tình. Việc giữ chữ tín phải được luyện tập từ khi còn là trẻ con. Nếu một đứa trẻ hay nói dối, thường xuyên hứa nhưng không thực hiện sẽ làm cho mọi người mất niềm tin, người lớn không yêu quý, bị bạn bè xa lánh.
e) Đồng tình. Đôi khi nói dối sẽ giúp ta đạt được mong muốn trước mắt, nhưng về lâu dài, khi chúng ta nói dối một câu, thì những câu tiếp theo chúng ta lại phải tiếp tục nói dối để che đi câu nói dối phía trước, đến khi bị mọi người phát hiện, sẽ không còn ai tin tưởng chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin.