a)
Tình huống 1: Nguyên nhân khiến T căng thẳng là do khối lượng kiến thức cần phải ôn tập quá nhiều, hơn nữa ngoài việc học ở trường còn phải học thêm ở trung tâm, việc di chuyển mệt mỏi khiến T không có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Tình trạng căng thẳng kéo dài đã khiến cho tinh thần và thể chất của T bị ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến việc không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Tình huống 2: Nguyên nhân khiến A căng thẳng là do bị người lạ đe dọa và quấy rầy bằng rất nhiều tin nhắn có nội dung khiếm nhã. Việc này đã khiến cho sức khỏe tinh thần của A bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lo sợ việc đến trường.
Tình huống 3: Nguyên nhân khiến N căng thẳng là do bị bạn học chặn đường bắt nạt và đánh, chỉ vì N làm đúng quy chế trong giờ thi không cho bạn chép bài. Việc đó đã khiến cho tinh thần của N suy giảm nghiêm trọng, khiến cho N sợ hãi không giám đến trường.
Tình huống 4: Nguyên nhân khiến M căng thẳng là do M luôn phải cố ép bản thân đạt được những kì vọng mà bố mẹ mong muốn, dồn hết sức lực vào việc học tập mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi, cộng thêm ảnh hưởng từ những thay đổi sinh lí của cơ thể càng khiến M cảm thấy áp lực, căng thẳng. Việc này đã khiến cho M không làm chủ được hành vi của bản thân, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của M với người thân.
b)
Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:
- Yếu tố từ bên trong:
- Sức khỏe sinh lí: Tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh tật...
- Sức khỏe tinh thần: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ
- Yếu tố từ bên ngoài:
- Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn
- Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
- Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
- Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
- Xã hội: Áp lực học tập, mâu thuẫn xung đột với bạn bè, bệnh thành tích học tập,...