a) Sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu:
- Thuế trực thu:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế sử dụng đât nông nghiệp.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
* Ví dụ: Các cá nhân cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi đạt được mức thu nhập nhất định.
- Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
- Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
- Thuế gián thu:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế bảo vệ môi trường.
* Ví dụ: Khi đi ăn uống tại nhà hàng hoặc các quán ăn. Theo nghị định 15, ăn uống có thuế suất thuế GTGT là 8%. Với đồ uống, nếu là nước ép trái cây thì thuế còn 8% nhưng nếu rượu bia vẫn giữ 10%.
b) Nhà nước lại thu thuế gián thu vì:
- Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu.
- Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.
- Thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.
c) Sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu:
1. Khái niệm
-Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.
-Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế.
2. Mức độ tác động vào nền kinh tế
– Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)
– Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)
3. Mức độ quản lý
– Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.
– Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.
4. Ưu điểm
– Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế
– Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế
5. Nhược điểm
– Thuế trực thu: khó thu thuế
– Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.