Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.

Luyện tập

4. Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.

Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.

Câu trả lời:

Một số quy tắc chi tiêu hợp lí:

 1. Lập ngân sách chi tiêu: Khi lập ngân sách chi tiêu, toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể. Việc này sẽ tạo cho bạn thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.

 2. Theo dõi thu chi: Sau khi lập ngân sách, hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

 3. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu: Trước khi đi chợ hay mua sắm, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà bạn cần. Việc này không chỉ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”.

 4. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép: Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp. Nó cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu khoa học. Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.

 5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi: Khi thấy món đồ khuyến mãi, cần suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua. Món đồ dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng trở thành một sự lãng phí.

 6. Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước: Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…

 7. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách tự làm mọi việc thay vì thuê mướn: Thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa, tại sao bạn không cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc.

 8. Hạn chế vay mượn: Những khoản nợ không chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Do đó, nên hạn chế tối đa việc vay mượn tiền để chi tiêu.

 9. Thanh lý đồ cũ: Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ những món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn sử dụng được như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.

 10. Tìm cách tăng thu nhập: Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net