Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ học tập và nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo Hiến pháp.

Vận dụng

2. Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ học tập và nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo Hiến pháp.

Câu trả lời:

Bài tham khảo

   Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

   Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013. Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam.

   Hiến pháp năm 2013 gồm Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới; giữ nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.

   Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện nhiều điểm mới.  So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến.

   Đối với học sinh, quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân trong Hiến pháp 2013 là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với mỗi công dân, mỗi công dân trên đất nước đều có quyền được tiếp cận giáo dục và có nghĩa vụ học tập tạo nền tảng vững chắc có đất nước. Vì vậy, học sinh chúng ta phải chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường, Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. 

   Bên cạnh đó, Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là như nhau. Bất cứ công dân nào cũng cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nâng cao ý thức của bản thân để góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Cùng nhau tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. Cùng với đó, phối hợp chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net