Viết báo cáo về kết quá của việc tìm hiểu lớp phù thực vật ở địa phương.
Em có thể chọn một trong các đói tượng sau để viết báo cáo:
Nội dung I: Vườn sinh vật của trường.
Nội dung 2: Các loài thực vật ở công viên của tỉnh hoặc địa phương nơi em sóng,
Nội dung 3: Lớp phủ thực vật của một khu rừng nguyên sinh.
Nội dung 4: Thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên.
Nội dung báo cáo:
~ Đặc điểm của lớp phủ thực vật (số lượng loài, các tầng, độ cao trưng bình). `
~ Mô tả về một số cây điển hình (tên gọi, đặc điểm, công dụng, lí do loài cây
này lại được trồng nhiều hoặc mọc nhiều ở đây).
~ Vai trò của lớp phủ thực vật.
~ Định hướng hoặc giải pháp để giữ gìn và bảo tôn các loài quý hiếm.
Trả lời:
Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng - môi trường sống duy nhất (hiện còn) của loài tê giác một sừng ở Việt Nam, khu vực Đông Dương cũng như trên thế giới. Độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực này lên tới 80%, với hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước. Địa hình tự nhiên xen kẽ các bàu, đầm, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vườn Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước,... Những dấu tích về địa chất, địa mạo minh chứng cho quá trình biến đổi của thiên nhiên ở khu vực này hàng triệu năm trước. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, đã được UNESCO ghi danh. Theo số liệu thống kế, trong Vườn Quốc gia Cát tiên có 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Trong đó, 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN, 2008). Đặc biệt, có 3 loài và phân loài thuộc đặc hữu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam Bộ. Vườn có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc đáo của Việt Nam và thế giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên, bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước...