Quan sát hình 24.1 và trả lời các câu hỏi.
Câu 1. Biểu đồ trên là dạng biểu đồ
A. cột. B. tròn. C. ô vuông. D. đường.
Trả lời:
Chọn đáp án A
Câu 2. Biểu đồ trên thể hiện yếu tố nào?
A. Quy mô dân số Việt Nam qua các năm,
B. Quy mô dân số thể giới qua một số năm,
C. Quy mô dân số thế giới qua một số thập ki.
D. Quy mô dân số của một châu lục.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Câu 3. Dân dó thế giới năm 2018 là
A. 4,0 tỉ người. B. 6,0 tỉ người. C. 9,0 tỉ người. D. 7,6 tỉ người.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Câu 4. Mật độ dân số là
A. số dân trung bình của các nước.
B. số người sống trên một khu vực rộng lớn.
C. tổng số dân của thể giới.
D. số người trung bình sống trên một đơn vị điện tích.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Câu 5. Châu Á là nơi có nhiều thành phố với số dân trên 1 triệu người vì
A. đông dân, nền kinh tế đang phát triển.
B. nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới.
C. có mức sống cao nhất thể giới.
D. sản xuất công nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Câu 6. Nối tên các thành phố đông dân ở cột A với tên các quốc gia ở cột sao cho đúng.
Trả lời:
Câu 7. Cho các địa điểm sau: Tô-ky-ô (Nhật Bản), hoang mạc Xa-he vùng Bắc Cực, dãy núi An-đet, Hà Nội (Việt Nam), Niu Y-oóc (Hoa Kỳ) đảo Grin-len.
a) Hãy sắp xếp các địa điểm trên tương ứng với khu vực đông dân và thựa dân vào bảng theo mẫu sau:
b) Tại sao dân cư thế giới lại phân bố không đều?
Trả lời:
a)
Khu vực đông dân | Khu vực thưa dân |
Tokyo (Nhật), Hà Nội (Việt Nam), New Yord (Hoa Kì) | Hoang mạc Xahara, vùng bắc cực, dãy núi An-đet, vùng Nam cực |
b) Dân cư thế giới phân bố không đều là do nhiều yếu tố kết hợp lại ví dụ như điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế và con người.
Câu 8. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 — 12 câu) miêu tả về sức ép của dân số ở các thành phổ lớn tới giao thông và các vấn đề xã hội.
Trả lời:
Nếu nói về thành phố đông dân, chắc hẳn chúng ta không ai lạ gì với Hà Nội. Với tổng số xấp xỉ 10 triệu dân, Hà Nội phải đối mặt với vô vàn hệ quả và sức ép cho việc này. Đầu tiên chúng ta nói về khía cạnh giao thông. Khi vào quãng thời gian từ 7-8h sáng, là giờ người người ra khỏi nhà để đi dạy, đi học, đi buôn bán, đi đổ xăng,..."7749" công việc cần phải xử lý. Mấy triệu người ồ ạt ra đường cùng một lúc. Tất cả các tuyến giao thông tắc nghẽn, để giải quyết việc này nhiều người đã lựa chọn việc đi làm sớm hơn để tránh tắc đường. Các bạn sinh viên đi xe buýt nhỡ có hôm nào trót ngủ trễ là coi như xong luôn buổi sáng hôm đó. Người đông đồng nghĩa với việc chất thải cũng nhiều gây ra ô nhiễm môi trường. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đông dân ngoài ra còn gấy sức ép trong việc cạnh tranh tìm kiếm công việc, từ đó gây sức ép trong học tập. Kinh tế được phát triển cho kịp với như cầu của người dân, vậy thì những chốn ăn chơi cũng xuất hiện nhiều. Chỗ lành mạnh (phố đi bộ, câu lạc bộ sách, cà phê sách,...) cũng có mà thiếu lành mạnh (quán bar, bia ôm,...) cũng đầy rẫy.