[toc:ul]
Bài tập 1: Em hãy đọc 2 bài thơ của Bác Hồ trích trong tác phẩm Nhật kí trong tù :
TỰ KHUYÊN MÌNH
Ví không có cảnh đông tàn
Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
NGHE TIẾNG GIÃ GẠO
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Câu hỏi:
1. Câu từ nào trong hai bài thơ trên đề cập đến sự siêng năng, kiên trì ?
2. Em rút ra bài học gì cho bản thân mình qua hai bài thơ trên?
Trả lời:
1. Câu từ trong hai bài thơ trên đề cập đến sự siêng năng , kiên trì: tai ương ràn luyện, gian nan rèn luyện
2. Em rút ra bài học qua 2 bài thơ trên đó là cần có sự kiên trì, siêng năng mới có thể trải qua khó khăn thử thách để có thể có được thành công.
Bài tập 2: Điền chữ phù hợp vào chỗ ( ... )
Siêng năng là đức tính làm việc ...... thường xuyên của con người. Kiên trì là đức tính làm việc . ……. quyết tâm giữ vững ...... làm đến cùng dù gặp ...... Siêng năng , kiên trì giúp con người vượt qua ......... và hướng đến ................
Trả lời:
đều đặn, nỗ lực, ý chí, khó khăn, thử thách, thành công
Bài tập 3. Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Phương án nào dưới đây là cách thức để rèn luyện tình siêng năng , kiên trì :
A. Đi học đúng giờ và làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Dừng công việc , chuyển hướng mục tiêu khi gặp khó khăn , thách thức .
C. Học tập chuyên cần , chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống , không ngừng hoàn thiện hành vi , thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức .
D. Cậy nhờ bạn bè , người thân khi gặp hoàn cảnh khó khăn , thử thách .
Câu 2. Đâu là việc làm thể hiện tính siêng năng , kiên trì ?
A , Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính .
B. Hôm nay các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học , Thư lại xin nghỉ ốm vì sợ mệt .
C. Hằng thường luyện thanh đều đặn mỗi ngày một giờ để chuẩn bị cho cuộc thi hát cấp trường sắp tới.
D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn.
Câu 3 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng , kiên trì ?
A. Những bạn có hoàn cảnh khó khăn mới cần siêng năng , kiên trì.
B. Mọi người đều cần có tính siêng năng , kiên trì trong học tập , lao động.
C. Siêng năng , kiên trì không giúp học sinh đạt học lực giỏi vì cần phải có sự thông minh
D. Siêng năng dọn dẹp góc học tập khi được mẹ nhắc nhở.
Trả lời:
1.C
2.C
Bài tập 4: Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp
Trả lời:
Bài tập 5: Phát hiện lỗi sai và góp ý cho bạn
A. Linh thường xuyên tị nạnh làm việc nhà với em gái mình.
B. Hùng thích chơi đá bóng nên thường rủ bạn bè trốn học đi chơi.
C. Khi gặp bài toán khó, Khải thường hỏi bạn bè cách làm cho nhanh.
Trả lời:
A. Linh là chị nên nhường nhịn em gái, không nên tị nạnh với em.
B. Hùng không nên rủ bạn bè trốn học đi chơi mà chỉ nên đá bóng vào những ngày được nghỉ.
C. Hùng nên kiên nhẫn tìm cách giải trước khi hỏi bạn bè.
Bài tập 6: Hãy đọc câu chuyện và rút ra ba điều cần thay đổi ở bản thân em.
Gia đình Lan rất khó khăn nên bạn ấy vừa học vừa phụ mẹ bán hàng sau mỗi giờ tan học. Vào mỗi buổi tối, tranh thủ lúc vắng khách, Lan lấy sách ra đọc dưới ánh đèn gắt sang từ mái hiên của một căn biệt thự nhà bên. Nhưng mấy hôm nay, căn nhà ấy đập ra sửa sang nên không còn mở đèn sáng như trước nữa. Mẹ của Lan thấy vậy nên bảo bạn ấy về nhà đọc sách, việc ở đây mẹ lo liệu được. Lan nhìn mẹ tươi cười và nói: " Con đã chuẩn bị cái đèn nhỏ này để đọc tạm, tuy nhỏ thôi nhưng cũng đủ ánh sáng cho con đọc."
Trả lời:
- Em cần giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn.
- Em cần chăm chỉ học hành hơn nữa.
- Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em vẫn phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh.
Bài tập 7: Em hãy thiết kế 1 slogan (khẩu hiệu) về siêng năng, kiên trì để nhắc nhở bản thân, người trong gia đình em.
Trả lời:
"Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".