1. Giải thích ý nghĩa của các bước trong quy trình tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
Trả lời:
- Bước 1: Lắng nghe và ghi chép
=> Giải thích: bước này giúp hiểu rõ hơn nội dung trình bày của người nói để có thể tóm tắt được ý người nói.
- Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa
=> Giải thích: bước này giúp phần tóm tắt được hoàn chỉnh, chính xác.
2. Thuyết trình trước lớp về một bài học gợi ra từ truyện Ăn rộn táo.
Trả lời:
Em có thể tham khảo đoạn văn về “Trình bày suy nghĩ của em về bài học gợi ra từ truyện Ăn trộm táo” ở phần “Viết ngắn” để từ đó triển khai cho bài nói trước lớp.
Bài tham khảo
Truyện Ăn trộm táo mang đến một chủ đề về giáo dục trẻ em. Bài học trong truyện giúp trẻ em nhận ra những lỗi lầm và sửa chữa để qua đó khơi dậy lòng hướng thiện của trẻ. Thông qua các nhân vật trong truyện, từ thầy Xung, Xin và đặc biệt là nhân vật “tôi”, em nhận ra được một bài học về lòng nhân hậu của con người cũng như biết ân hận, sửa lỗi của một đứa trẻ đã làm sai. Qua hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ để nhân vật “tôi” em thấy được ông Xung là một lòng nhân hậu, thương người. Sự nhân hậu của ông không phải là việc giúp nhân vật “tôi” lấy trộm được quả táo một cách dễ dàng mà đó chính là sự thấu hiểu tâm lí nhân vật “tôi”, ông muốn giáo dục nhân vật “tôi” nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị. Qua cách xử lí đó của ông Xung, nhân vật “tôi” cũng đã học được bài học từ sai lầm của mình, thật ra cậu xấu hổ, cậu hổ thẹn với bản thân nhưng đó là một cách rất đau đớn để học hỏi, như câu nói xưa “không có đau đớn, không có thu hoạch”. Trong chúng ta ai cũng có lúc phạm sai lầm, thế nhưng có thật ít người đủ can đảm để thừa nhận sai lầm của chính mình, vì vậy hãy đủ quyết tâm để sửa chữa chúng và trở nên tốt hơn, hãy “biến những sai lầm thành kinh nghiệm”.
* Để có thể thuyết trình trước lớp về một nhân vật trong truyện Ăn trộm áo, em cần:
- Đọc lại bài đã viết.
- Xác định các ý chính trong bài văn đã viết.
- Đứng trước gương, tập trình bày bài thuyết trình.