Giải chi tiết âm nhạc 11 Kết nối mới bài 4 Thưởng thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam

Giải bài 4 Thưởng thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam sách Âm nhạc 11 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Nghe/xem ca khúc Đóng nhanh lúa tốt của nhạc sĩ Lê Lôi-thơ Huyền Tâm và nêu tính chất âm nhạc của ca khúc

Hướng dẫn trả lời:

Đóng nhanh lúa tốt” là một trong những bài hát đặc sắc của âm nhạc kháng chiến chống Pháp, đồng thời cũng là tác phẩm hay nhất của nhạc sĩ Lê Lôi. Người nghe dễ nhận ra hơi hướng, màu sắc của những làn điệu chèo vùng đồng bằng Bắc bộ. Điều này cộng thêm với việc xử lý tiết tấu khôn ngoan của tác giả đã làm cho tác phẩm thanh nhạc trở nên gần gũi với thính giả, dễ vào lòng người. Ta thấy sự xuất hiện liên tiếp những đảo và nghịch phách trong điệu cách cú của chèo đã được Lê Lôi vận dụng rất tự nhiên, khéo léo. 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Âm nhạc thời kì dựng nước và giữ nước

2. Âm nhạc thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ

3. Âm nhạc thời kì pháp thuộc và đấu tranh giành độc lập, thông nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Hãy chọn những giai đoạn tiêu biểu trong ba thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam và giới thiệu với bạn

Hướng dẫn trả lời:

Thời dựng nước và giữ nước: 

  • Giai đoạn bị đô hộ

Sang đến thời kì bị giặc phương Bắc xâm chiếm, nền âm nhạc nước ta lại chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Hoa, tiêu biểu nhất là sự phổ biến của các nhạc cụ như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị, ngoài ra còn là ảnh hưởng của các nền văn hóa khác như Ấn Độ, Chăm Pa,... âm nhạc Việt Nam sớm có được những ảnh hưởng và quan điểm mới, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, chèo, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...

Câu hỏi 2. Hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 và từ năm 1975 đến nay.

Hướng dẫn trả lời:

Tác giảTác phẩm
Lê YếnBộ đội về làng
Văn CaoTrường ca Sông Lô
Tô VũCấy Chiêm
Đỗ Nhuẫn

Nhạc kịch Cô sao

NGười tạc tượng 

Xuân HồngMùa xuân trên thành phố Hồ Chí MinhCâu hỏi 3: Đặc điểm nổi bật trong âm nhạc và nội dung Aria cô sao là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Là một ca khúc hát trong vở nhạc kịch cô sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, ca ngợi mối tình đẹp đẽ của cô gái người dân tộc Thái mang tên A sao với Hà.

Aria cô sao mang tính trữ tình, tự sự kết hợp với lời ca thể hiện tâm trạng day dứt, khắc khoải. Tiết tấu và nhịp độ liên tục phản ánh sự xáo động nội tâm

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy sưu tầm một tác phẩm hòa tấu nhạc cụ dân tộc để nghe/ xem và chia sẻ với các bạn của mình.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể xem các tác phẩm hòa tấu nhạc cụ dân tộc  như: Vào Hội, Lòng mẹ......

Tìm kiếm google: Giải Âm nhạc 11 KNTT bài 4 Thưởng thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam , giải Âm nhạc 11 Kết nối tri thức 4 Thưởng thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam, giải Âm nhạc 11 Kết nối tri thức 4 Thưởng thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải âm nhạc 11 KNTT mới

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

CHỦ ĐỀ 1: KHÚC CA MÙA XUÂN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net