Giải chi tiết chuyên đề Địa lí 11 kết nối mới chuyên đề 11.1 phần 2 Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông

Giải chuyên đề 11.1 phần 2 Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông sách chuyên đề Địa lí 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1, hãy nêu và đánh giá biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Trả lời: 

Hợp tác về khai thác thủy sản:

  • Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ: Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc thiết lập một vùng đánh cá chung được giới hạn từ đường đóng cửa vịnh đến đường vĩ tuyến 20oB và các đường phân định ranh giới biển 30,5 hải lí tính về mỗi phía.
  • Hợp tác nghề cá trong vịnh Thái Lan: ngày 09/08/1997, Việt Nam và Thái Lan đã kí Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan.
  • Hợp tác nghề cá với các quốc gia khác: Việt Nam có sự hợp tác bền vững và toàn diện với In-đô-nê-xi-a.

=> Đánh giá: tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động hợp tác hòa bình trong khai thác chung về nghề cá; có chính sách phù hợp với công tác quản lí hoạt động của ngư dân tại khu vực, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững thủy sản, tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

Hợp tác khai thác khoáng sản:

  • Hợp tác trong khai thác dầu khí: thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác hòa bình trong khai thác chung dầu khí Việt Nam và Ma-lai-xi-a (1992); hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a (2003); hợp tác thăm dò địa chấn (JMSU) trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Phi-líp-pin và Việt Nam;...
  • Hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo: hợp tác khai thái điện gió ngoài khơi giữa Việt Nam và Đan Mạch, giữa Việt Nam và Pháp,...

=> Đánh giá: hợp tác hòa bình trong khai thác chung nhằm chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích. Tạo bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước cũng như đóng góp kinh nghiệm quý báo để giải quyết các tranh chấp khác.

Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển:

  • Việt Nam kí thỏa thuận, bản ghi nhớ với Phi-líp-pin và Xin-ga-po về phát triển du lịch tàu biển.
  • Việt Nam kí hợp tác phát triền hành lang ven biển phía nam với Thái Lan và Cam-pu-chia.

=> Đánh giá: tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, tăng trưởng kinh tế giữa các nước.

Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển:

  • Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vịnh Bắc Bộ (2017) giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Tuyên bố lãnh đạo cấp cao ASEAN về chống rác thải biển.
  • Khung hành động nhằm xử lí vấn nạn rác thải.
  • Sáng kiến Mạng lưới ASEAN (IUU) về chống đánh bắt thủy sản trái phép...

=> Đánh giá: các quốc gia hợp tác nhằm hạn chế sự suy giảm tải nguyên sinh vật biển, xây dựng cơ chế bền vững.

2. Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu và đánh giá biểu hiện trong hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.

Trả lời: 

- Các hợp tác được thể hiện trong Hiến chương ASEAN:

  • Các quốc gia trong ASEAN thi hành các điều ước về Công ước tạo thuận lợi giao thông hàng hải quốc tế; duy trì và tổ chức các hội nghị của Nhóm công tác vận tải hàng hải ASEAN, xây dựng cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và quản lí chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
  • Các nước ASEAN tăng cường phối hợp trong công tác vận tải biển, triển khai kế hoạch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) tại các cảng ASEAN, hướng tới thiết lập cơ chế phối hợp quốc gia về cơ sở hạ tầng tại cảng và đường bộ để tạo ra khả năng tiếp cận tốt hơn. Bên cạnh đó, việc nâng công suất của 47 cảng trong ASEAN đã được xác định. Các nước cũng thống nhất cải thiện hệ thống định vị và phương tiện an toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng và thực hiện các chính sách đối với tàu và nhiên liệu sạch hơn,...
  • Các quốc gia ASEAN tăng cường kí kết các hiệp định hàng hải, vận tải biển song phương và đa phương, xây dựng mạng lưới kết nối các hoạt động cùng tham gia dịch vụ giao thông vận tải biển.
  • Hợp tác đường hàng không trên Biển Đông: Xây dựng chính sách để thực hiện các hoạt động và dịch vụ vận chuyển hàng không nhằm tăng cường hơn nữa an toàn, an ninh và hiệu quả của vùng trời các quốc gia. 

- Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan (CVTEC), trong đó tập trung phát triển các ngành vận tải, thương mại và du lịch.

- Các kí kết giữa ASEAN với các quốc gia Đông Á: ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác với các đối tác đối thoại như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các đối tác quốc tế khác về các lợi ích chung nhằm cải thiện kết nối, tăng cường an toàn và bền vững trong lĩnh vực giao thông vận tải biển, phát triển các cảng thông minh và cảng xanh ở ASEAN.

=> Đánh giá: Các biểu hiện trong hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông có ý nghĩa thúc đẩy giao thương, hợp tác đầu tư, dịch chuyển lao động và du lịch giữa các nước, tăng cường liên kết hội nhập khu vực và quốc tế. Phát triển các ngành vận tải, thương mại và du lịch. Cải thiện kết nối, tăng cường an toàn và bền vững trong lĩnh vực giao thông vận tải biển, phát triển các cảng thông minh và cảng xanh ở ASEAN.

3. Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày và đánh giá các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

Trả lời: 

  • Hợp tác trong kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): ngày 04/11/2022 các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
  • Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
  • Các hình thức hợp tác khác: hợp tác trong việc chấp hành nghiêm túc Luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

=> Đánh giá: Các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài cho tranh chấp ở Biển Đông, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hiện có giữa các bên kí kết.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Lập bảng thể hiện các đặc điểm của lưu vực sông Mê Công theo mẫu sau vào vở:

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

?

Lưu lượng và chế độ nước

?

Sinh vật

?

Dân cư

?

Hoạt động kinh tế

?

Trả lời: 

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

  • 810 000km2

Lưu lượng và chế độ nước

  • 475km2
  • 70-80% tổng lượng dòng chảy cả năm

Sinh vật

  • 20 000 loài thực vật
  • 1 500 loài cá nước ngọt
  • 1 200 loài chim
  • 800 loài bò sát
  • 430 loài động vật có vú

Dân cư

  • 65 triệu người
  • hơn 100 nhóm dân tộc

Hoạt động kinh tế

  • Trồng trọt
  • Thủy sản
  • Giao thông đường thủy
  • Du lịch

Câu hỏi 2: Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông.

Trả lời: 

Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông được thể hiện qua:

Về tài nguyên thiên nhiên:

  • Việt Nam và Trung Quốc xác lập 2 nguyên tắc hợp tác đặc thù tại vùng đánh cá chung bao gồm nguyên tắc bảo tồn, quản lí các nguồn lợi thủy sản và nguyên tắc bình đẳng về năng lực tàu thuyền.
  • Việt Nam và Thái Lan kí Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan.
  • Việt Nam có sự hợp tác bền vững và toàn diện với In-đô-nê-xi-a trong lĩnh vực biển và nghề cá; quản lí khai thác thủy sản có trách nhiệm và chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy đinh.

Về giao thông vận tải:

  • Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái LAN (CVTEC), trong đó tập trung phát triển các ngành vận tải, thương mại và du lịch.

VẬN DỤNG

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thông tin và viết một báo cáo ngắn về vấn đề suy giảm nguồn nước của sông Mê Công ở Việt Nam.

Trả lời: 

Vấn đề suy giảm nguồn nước của sông Mê Công ở Việt Nam:

Thực trạng:

Hệ sinh thái và sinh kế hạ lưu vực sông Mê Công, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động nghiêm trọng ở nhiều khía cạnh, gây suy thoái về nguồn nước, môi trường, hệ sinh thái, canh tác nông nghiệp, thủy sản… và nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế, an ninh xã hội.

Một trong những lý do làm nghiêm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu là các nhà máy thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn Mê Công làm giảm nước ở hạ nguồn khiến việc xâm nhập mặn gia tăng, ảnh hưởg đến sản xuất nông nghiệp ĐBSCL.

Việc không có lũ là một khó khăn lớn, người dân vùng ĐBSC đã quen với lũ nên việc phát triển các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống do xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún ngày càng nghiêm trọng. Ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu và hệ thống bậc thang thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với khu vực ĐBSCL.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái vùng ĐBSCL do Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì thực hiện (2019) như sau:

  • - Đối với chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn: Tổng lượng dòng chảy trong mùa khô về ĐBSCL sẽ bị sụt giảm mạnh trong thời đoạn ngắn, có thể thấp hơn trung bình tới 45%, trong khi tác động trong mùa lũ là khá nhỏ. Do thiếu nước trong mùa khô, diện tích bị xâm nhập mặn vùng ĐBSCL sẽ tăng khoảng 400.000 ha (tăng 15%).
  • - Đối với phù sa bùn cát: Do bị các đập thủy điện ngăn giữ lại, nên tổng lượng phù sa bùn cát hàng năm về ĐBSCL sẽ bị sụt giảm rất mạnh, mất hơn 90% lượng phù sa bùn cát nguyên thủy của dòng sông tự nhiên trước đây, trong đó, các đập trên lãnh thổ Trung Quốc đã chiếm hơn 50%. Do phù sa, bùn cát không về được ĐBSCL nên các chất dinh dưỡng theo phù sa cần thiết cho phát triển nông nghiệp cũng bị sụt giảm mạnh tương ứng.
  • - Đối với nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học: Nguồn lợi thủy sản của ĐBSCL, đặc biệt là các loài di cư, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với mức sụt giảm khoảng 44% (tương đương khoảng 305 nghìn tấn). Hơn 10% tổng số loài cá sẽ bị biến mất mất vĩnh viễn. Về đa dạng sinh học, năng suất sinh học vùng ĐBSCL được đánh giá có mức độ phong phú thứ hai thế giới sau lưu vực sông Amadôn, sẽ bị sụt giảm tới 40% và một số loài động vật quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng, hoặc không quay trở lại Việt Nam.
  • - Đối với nông nghiệp: Do thiếu nước và gia tăng xâm nhập mặn, sụt giảm nguồn phù sa màu mỡ của sông Mê Công, sản lượng nông nghiệp (chủ yếu là lúa gạo) sẽ giảm hơn 600.000 tấn/năm và sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • - Các tác động khác: Do chế độ vận hành của các công trình thủy điện, nên trong mùa khô điều kiện giao thông thủy ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng. Đời sống người dân phụ thuộc vào nguồn nước sông Mê Công cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa khô, do gia tăng xâm nhập mặn và thiếu nước. Ước tính có tới 7 triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

Giải pháp:

  • Để ứng phó với các tác động đó, chúng ta cần phải xây dựng các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ và thích ứng cho ĐBSCL trước các dự án phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công. Triển khai các chương trình nhằm tiếp tục theo dõi các diễn biến và đánh giá tác động của các hoạt động phát triển tài nguyên nước ở phía thượng nguồn nhằm đảm bảo ĐBSCL phát triển ổn định, bền vững.
  • Trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ĐBSCL cho mỗi giai đoạn cần chủ động nghiên cứu và đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội để phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra do tác động các hoạt động phát triển ở thượng lưu, tác động biến đổi khí hậu.Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Chủ động cập nhật nghiên cứu, đánh giá tác động của các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước tại các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công và xây dựng các giải pháp tổng thể, toàn diện nhằm ứng phó với các tác động bất lợi đến Việt Nam.
  • Về đối ngoại, tiếp tục sử dụng diễn đàn MRC và các cơ chế hợp tác khu vực khác để có ý kiến với các quốc gia thượng nguồn trong các hoạt động khai thác sử dụng nước và điều tiết dòng chảy nhằm đảm bảo lợi ích ở hạ du.
  • Cùng với MRC thúc đẩy, giám sát việc thực hiện các cam kết trong các Tuyên bố chung về kết quả tham vấn của các dự án thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công. Thúc đẩy sự tham gia của Ủy hội và các quốc gia ven sông trong xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa cho toàn bộ bậc thang thủy điện trên dòng chính, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên. Tổ chức tốt các hoạt động tham vấn đối với các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Công.
  • Kiến nghị lập quỹ hỗ trợ bù đắp sinh thái cho các nước vùng hạ lưu bị ảnh hưởng do việc xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mê Công.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một trong các Hiệp định về Biển Đông được Việt Nam kí kết với các nước có chung vùng biển.

Trả lời: 

Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia ký ngày 7/7/1982 gồm 3 điều đã giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng như sau:

- Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thủy chung của hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia. Ngoài vùng nước này là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền riêng biệt của mỗi nước. Đây là điều hết sức quan trọng tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để hai nước quản lý, bảo vệ các vùng biển của mình.

- Hai bên thoả thuận “lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này”. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước, nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.

- Hai bên “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử”. Sau khi ký Hiệp định vùng nước lịch sử hai bên tiếp tục đàm phán để phân định đường biên giới và ranh giới trên biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử.

- Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến hành. Để đảm bảo an ninh trật tự chung trong vùng nước lịch sử, hải quân hai nước đã có thoả thuận và tiến hành tuần tra chung.

- Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Như vậy nhân dân hai nước có quyền khai thác nguồn lợi hải sản một cách hợp pháp trong vùng nước lịch sử. Công dân của nước khác không được phép vào đánh bắt trong vùng nước này.

- Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, khoáng sản, v.v... trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thoả thuận; khi không có thoả thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng nước lịch sử.

Theo Hiệp ước năm 1983 về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, vào thời gian thích hợp Việt Nam và Cam-pu-chia sẽ thương lượng để phân định ranh giới biển giữa hai nước trong vùng biển này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 7/7/1982.

Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan ký ngày 9/8/1997 gồm 6 điều với các nội dung chính như: quy định rõ tọa độ đường phân định đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước; thừa nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước theo đường ranh giới trên biển này; quy định việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vắt ngang đường biên giới; hiệp thương với Ma-lai-xia giải quyết khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua đàm phán, thương lượng.

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 27/2/1998.

Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này ký ngày 25/12/2000, gồm 11 điều với các nội dung chính như: xác định rõ tọa độ địa lý 21 điểm trên đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa hai nước; quy định hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên tại các vùng biển trong vịnh Bắc Bộ; quy định việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vắt ngang đường phân định và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua đàm phán, thương lượng.

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2004.

Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa ký ngày 25/12/2000 gồm 7 phần 22 điều với các nội dung chính như: xác định phạm vi cụ thể của vùng đánh cá chung; xác định số lượng tàu cá hàng năm, nghĩa vụ của công dân trên tàu khi đánh bắt trong vùng đánh cá chung; việc xử lý các tình huống nảy sinh trong vùng; xác định về dàn xếp quá độ; vùng đệm cho các tàu cá nhỏ; quy định về Ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung.

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004.

Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xia về phân định ranh giới thềm lục địa ký ngày 26/6/2003 gồm 6 điều với các nội dung chính như: quy định tọa độ các điểm của đường phân định ranh giới thềm lục địa hai nước; việc khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển vắt ngang đường ranh giới; giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua thương lượng, đàm phán,…

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 29/5/2007.

Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xia ký ngày 05/6/1992 (có hiệu lực từ ngày ký): Việt Nam và Ma-lai-xia có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. Diện tích vùng chồng lấn không lớn (khoảng 2.800 km2), nhưng có tiềm năng về dầu khí. Hai bên thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn (MOU) như là giải pháp tạm thời trong khi chưa phân định dứt điểm ranh giới. Các nguyên tắc hợp tác là: chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia công bằng lợi nhuận; hoạt động thăm dò khai thác dầu khí do Petrovietnam và Petronas thực hiện trên cơ sở các dàn xếp thương mại. Sau đó, hai công ty dầu khí hai nước đã ký kết và triển khai thực hiện các dàn xếp thương mại. Sau này, Việt Nam và Ma-lai-xia sẽ phân định dứt điểm ranh giới vùng chồng lấn này.

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, không để ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Trên tinh thần đó, trong thời gian tới ta tiếp tục tiến hành đàm phán với Trung Quốc và các nước liên quan để giải quyết các bất đồng và phân định ranh giới biển. Cụ thể là:

- Giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc và tranh chấp chủ quyền với các bên có liên quan trên quần đảo Trường Sa.

- Trong việc phân định ranh giới trên biển, chúng ta sẽ:

+ Đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và In-đô-nê-xia;

+ Đàm phán phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Ma-lai-xia;

+ Đàm phán phân định thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam - Ma-lai-xia - Thái Lan;

+ Đàm phán phân định các vùng biển giữa Việt Nam và  Cam-pu-chia trong vùng nước lịch sử;

+ Đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề địa lí 11 kết nối, giải chuyên đề địa lí 11 sách mới, giải chuyên đề địa lí 11 kntt, giải chuyên đề địa lí 11 kết nối chuyên đề 11.1, giải chuyên đề 11.1 bài 11.1 phần 2 Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net