Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 chân trời mới chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

Giải chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX sách chuyên đề Lịch sử 11 chân trời. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU 

Thế kỉ XX là thế kỉ có hai cuộc đại chiến thế giới và nhiều cuộc chiến tranh khác (Chiến tranh lanh, Chiến tranh Việt Nam,...) nhưng đó cũng là thế kỉ của những biến đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó, vấn đề hòa bình đặt ra thành một trong những vấn đề toàn cầu, Vậy, nguyên nhân của những cuộc chiến tranh ấy là gì và hậu quả, tác động của nó đối với hòa bình trên toàn thế giới, cũng như đối với từng quốc gia như thế nào? Nội dung chuyên đề sẽ giúp em tìm hiểu rõ những điều đó. 

1. Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX 

a. Hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) 

Câu hỏi 1. Nêu nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở nửa đầu thế kỉ XX. 

Trả lời:

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đá làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đồi. Một số dế quốc "già" như Anh, Pháp chiếm nhiều thuộc địa, tuy nhiên nền kinh tế phát triển ngày càng chậm lại. Trong khi đỏ, những đế quốc “trẻ" như Mỹ, Dức có ít thuộc địa nhưng nhờ tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật nên phát triển vượt bậc.

Mẫu thuần về vấn đế thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, hình thành hai phe đối lập là phe Liên minh (gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và phe Hiệp ước (gồm Anh, Pháp, Nga). Cả hai phe ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chia lại thể giới.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):

Sau Chiến tranh thể giới thử nhất, việc tổ chức và phân chia thể giới theo hệ thống Véc-xai - Qa-sinh-tơn gây ra nhiều xung đột, mâu thuần về quyền lợi và lành thổ giữa các nước để quốc ngày càng gay gắt. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đấy nhiều nước vào con đường phát xít hoá, chủ trương gây chiến tranh phân chia lại thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa xã hội, Các nước đế quốc dù màu thuần với nhau nhưng đều có âm mưu chống Liên Xô.

Trong thập niên 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít (Đức, I-†a-li-a, Nhật Bản) ra sức bành trướng thế lực, chạy đua vũ trang. Các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp đã dụng túng, nhượng bộ qua việc ki Hiệp ước Muy-ních năm 1938, tạo điều kiện cho Đức bành trướng, thôn tính Tiệp Khắc, Ba Lan, mở đầu cuộc đại chiến vào ngày 1 - 9 - 1939.

Câu hỏi 2. Nêu dẫn chứng cụ thể để phân tích hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: 

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai: 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống lại chủ nghĩa Phát xít tàn bạo. Trong đó các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Trước sự thất bại này, Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng, Liên Xô chiếm đóng các nước khu vực Đông Âu. Nước Ý vẫn giữ được độc lập và hoà bình nhờ vào hai năm cuối cuộc chiến theo phe Đồng Minh. Đức bị chia thành Đông Đức và Tây Đức.

- Hậu quả mà cuộc chiến này để lại vô cùng nặng nề và khủng khiếp, hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị cuốn vào chiến tranh, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại 4000 tỉ Đô, gấp mười lần so với chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

-  Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít Đức-Italia-Nhật. Đây là các nước châm ngòi cho chiến tranh, cũng như mong muốn thiết lập trật tự thế giới mới.

- Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với các nước trực tiếp tham gia mà cả các nước không tham gia. Các hoạt động chính trị, kinh tế và đời sống xã hội của người dân bị đe doạ, không ổn định.

2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay 

a. Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) 

Nguyên nhân

Câu hỏi: Nêu những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh. 

Trả lời:

Trong Thế chiến II, Mỹ và Liên Xô đã chiến đấu với nhau như các đồng minh chống lại quyền hạn của Phát xít. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai quốc gia là một mối quan hệ căng thẳng. Người Mỹ từ lâu đã cảnh giác với chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và lo lắng trước quy tắc tàn ác, độc đoán của nhà lãnh đạo Nga Joseph Stalin của đất nước này. Về phần mình, Liên Xô phẫn nộ sự từ chối trong nhiều thập kỷ của người Mỹ không cư xử với Liên Xô như là một phần hợp pháp của cộng đồng quốc tế cũng như việc họ bị sa lầy vào cuộc Thế chiến II đã đưa đến cái chết của hàng chục triệu người Nga. Sau khi chiến tranh chấm dứt, mối bất bình này đã chín muồi thành một cảm giác áp đảo lẫn nhau và sự thù hận lẫn nhau. Sự sụp đổ của Liên Xô và chiến tranh ở Đông Âu đã khiến nhiều người Mỹ lo lắng trước kế hoạch của Nga nhằm thống trị thế giới. Trong khi đó, Liên Xô trở nên căm phẫn những gì họ cảm nhận thấy chỉ là lời nói hùng biện của các quan chức Hoa Kỳ về phát triển vũ khí và cách Washington can dự vào quan hệ quốc tế. Trong một bầu không khí thù địch như vậy, Chiến tranh lạnh diễn ra là điều không thể tránh khỏi.

Đặc điểm 

Câu hỏi: Trình bày những đặc điểm chính của cuộc Chiến tranh lạnh 

Trả lời:

  • Thứ nhất, Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không tiếng súng. Trong đó, Liên Xô và Mỹ luôn trong trạng thái đối đầu nhưng không nổ ra xung đột quân sự trực tiếp.
  • Thứ hai, mặc dù đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô từng đứng trước có nguy cơ chiến tranh hạt nhân nhưng không xảy ra cuộc "chiến tranh nóng". 
  • Thứ ba, nhiều cuộc chiến tranh cụ bộ và xung đột quân sự diễn ra ở nhiều nơi tạo nên tình trạng "nóng" ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. 

b. Cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

Câu hỏi 1. Nước Nga Xô viết đã có những chính sách gì nổi bật để đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới trong thời kì giữa hai cuộc đại chiến? 

Trả lời:

Sắc lệnh Hòa bình của chính quyền Xô viết (1917): chỉ rõ bộ mặt thật gây chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc và tay sai; khẳng định nhà nước xã hội chủ nghĩa yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh; đề nghị các nước tham chiếm kí kết hòa ước bình đẳng và dân chủ, không xâm chiếm và bồi thường chiến tranh. 

Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô: Liên Xô thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt với các nước tư bản; đến giữa những năm 1920 có trên 20 nước chính thức thiết lập ngoại giao với Liên Xô, Mỹ thiết lập ngoại giao với Liên Xô năm 1933. 

Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: kí kết nhiều hiệp ước trong hệ thống Véc-xai và hệ thống Oa-sinh-tơn. 

Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh: thành lập Mặt trận nhân dân để thống nhất lực lượng, mở rộng sự đoàn kết với các tầng lớp nhân dân để chống chủ nghĩa phát xít. 

Câu hỏi 2. Các nước châu Âu đã nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể giữa hai cuộc chiến tranh thế giới như thế nào?

Trả lời:

Từ năm 1919 đến năm 1922, các nước châu Âu họp và kỉ kết nhiều hiệp ước trong hệ thống Véc-xai và hệ thống Oa-sinh-tơn nhằm chia nhau quyến lợi, thiết lập trật tự thế giới mới, đặt cơ sở xảy dựng an ninh tập thế. Hội nghị Hoà bình Véc-xai (1919 — 1920) đã thành lập Hội Quốc liên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.

Ở châu Âu cũng diễn ra hàng loạt hội nghị về hoà bình và an ninh tương hỗ giữa các nước: Hội nghị Giê-nô-va (I-ta-fj-a} tháng 4 và 5 — 1922 với sự tham gia của 29 nước, bản về các vấn đề của châu Âu; Hội nghị Lô-các-nô (Thụy Sĩ) tháng 10 - 1925 bàn về an ninh tập thể ở châu Âu; Hiệp ước Bri-ãng - Ken-lốt-giơ tháng 8 - 1928 với 57 quốc gia tham gia, cam kết từ bỏ chiến tranh; Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơ-ne-vơ từ năm 1932 đến 1935 với 63 quốc gia tham gia, đựa ra văn đề loại trừ chiến tranh, bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế.

Từ năm 1933 đến nấm 1939, nhiều hiệp ước an ninh tương hỗ được kí kết về an ninh tập thể ở châu Âu (Hiệp ước Liên Xô ~ Pháp, Hiệp tước Liên Xô - Tiệp Khắc.,..).

c. Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai 

Câu hỏi 1. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Ở châu Âu (tiêu biểu ở Ba Lan, Pháp, Nam Tư, Hy Lạp, l-ta-li-a,...) các lực lượng vũ trang dược xảy dựng, tổ chức các hoạt động chống phát xít. Phong trào kháng chiến chống phát xít của các nước châu Âu đã tạo nên sức mạnh chính nghĩa, hỗ trợ Hồng quân Liên Xô cùng phe Đống mình tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên chiến trường châu Âu.

Ở châu Á, các lực lượng kháng chiến phát triển mạnh, đặt ra mục tiêu chống phát xít cùng với nhiệm vụ giải phóng thuộc địa. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc; đòi thực dân Anh trao quyền tự trị ở Ấn Độ; thành lập các mặt trận, liên mình chống phát xít ở các quốc gia Đông Nam Á,...

Ở châu Phi, phong trào đấu tranh chồng để quốc và chiến tranh phát xít cũng dâng cao ở Ê-to-pi-a (chống phát xít I-ta-li-a), ở Ai Cập, Liên bang Nam Phi (chống đế quốc Anh),...

Những cuộc đấu tranh chồng phát xít ở châu Á, châu Phi tạo nên tiền để cho phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ và giành thắng lợi ở các châu lục này, trong và sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Hậu quả 

Câu hỏi: Phân tích những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới.

Trả lời 

  • Thứ nhất, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng suốt cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) và luôn đối mặt với nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường. 
  • Thứ hai, Chiến tranh lạnh tác động mạnh mẽ và toàn diện đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới. 
  • Thứ ba, thế giới đối diện với sự xung đột, chia rẽ ở các khu vực và ở từng quốc gia do sự tác động của Chiến tranh lạnh.

Kết thúc Chiến tranh lạnh: nguyên nhân và tác động 

Câu hỏi: Trình bày những sự kiện dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh.

Trả lời 

  • Thứ nhất, Mỹ và Liên Xô phải đầu tư nhiều khoản kinh phí lớn, tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược ở các khu vực dẫn đến bị suy giảm thực lực về nhiều mặt so với các cường quốc mới nổi khác. Do đó, cả Mỹ và Liên Xô muốn nhanh chóng thoát khói sự đối đầu để tập trung phát triển đất nước và củng cổ vị thế của mình.
  • Thứ hai, trong bối cảnh Mỹ và Liên Xô đối mặt với nhiều khó khăn, Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ về mặt kinh tế.
  • Thứ ba, trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, xu thể "hoà dịu" Đông - Tây đã xuất hiện thông qua việc Mỹ và Liên Xô kí kết được  những thoả thuận hợp tác giữa hai nước vé hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược, đồng thời, thúc đấy sự hợp tác giữa Mỹ với Liên Xô cũng như giữa Liên Xô với các nước tư bản chủ nghĩa khác.
  • Thứ tư, những sai lầm trong quả trình tiến hành công cuộc cải tổ của Liên Xô là một trong những nhân tố thúc đẩy Chiến tranh lạnh kết thúc. Nửa sau thập kì 80, Liên Xô rơi vào cuộc khủng hoảng lớn và không thể tiếp tục cạnh tranh với Mỹ.

b. Chiến tranh, xung đột quân sự sau Chiến tranh lạnh. 

Các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

  • Ở châu Âu, xung đột trong nội bộ Nam Tư đã diễn ra liên quan đến xung đột sắc tộc và li khai, phá vờ Liên bang Nam Tư.
  • Ở châu Phi, chiến tranh dưới hình thúc nội chiến và xung đột sắc tộc nố ra ở An-giê-ri(, Tuy-ni-di, Công-gô, Na-mi-bi-a, Ăng-gô-la, Xô-ma-li, Ru-an-đa, Xu-đăng,....
  • Ở Trung Đông, nội chiến diễn ra ở Li-bằng, Xi-ri, Y-ê-men,... Cuộc “Chiến tranh Vùng Vịnh” (1991) để lại nhiều hậu quả nặng nề và tàn khốc. Cuộc chiến của người Do Thải và người A-rập ở khu vực Trung Đông kéo dài nhiều thập kỉ tử trong và sau Chiến tranh lạnh.
  • Ở châu Á, giao tranh quản sự giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan nhằm giành quyền kiểm soát vùng Ca-xmia ở khu vực biên giới giữa hai nước trở thành “điểm nóng” kéo dài.

Các cuộc xung đột, li khai xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo diễn ra ở nhiều nước Đông Nam Á. Việc ra đời Nhà nước Đông Ti-mo xuất phát từ phong trào đầu tranh đòi li khai ở In-đô-nê-xi-a.

Cuộc tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ 

Câu hỏi 1: Trình bày nguyên nhân của cuộc tấn công vào nước Mỹ của lực lượng khủng bố quốc tế ngày 11 - 9 - 2001.

Trả lời:

Cuộc tấn công khủng bố 11 - 9 xuất phát từ tâm lí chống Mỹ của các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông, đặc biệt là sự ủng hộ của Mỹ đối với I-xtra-en chống lại Pa-le-xtin và các nước A-rập ở Trung Đông, đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo. 

Câu hỏi 2: Trình bày kết quả của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11 - 9 - 2001.

Trả lời:

Tháng 10 - 2001, Mỹ tiến hành chiến dịch quân sự mang tên “Chiến dịch tự do bến vững” tấn còng vào Áp-ga-ni-xtan, lặt đổ sự cầm quyền của lực lượng Ta-li-ban. Tháng 3 2003, Mỹ tấn công vào rác lặt đổ chính quyền Xát-đam Hút-xen. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở I-rắc dã gãy nên những hậu quả khôn lưỡng dôi với các bên tham chiến và tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế.

Năm 2018, Mỹ công bổ Chiến lược quốc gia chống khủng bồ mới, thay đối cách tiếp cận trong cuộc chiến chồng khủng bố toàn cầu của Mỹ.

Hơn 20 năm tiến hành cuộc chiến chống khủng bố toàn cấu, Mỹ tiêu diệt dược một số lãnh dạo khủng bố cấp cao, góp phắn lam suy yếu và tan rả nhiều tổ chức khủng bố quốc tế. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã lật để được nhiều chế độ độc tài ở khu vực Trung Đông thông qua triển khai cuộc chiến chống khủng bố.

Xu thế chống Mỹ và phương Tây của các thể lực Hồi giáo cực đoạn làm cho tinh trạng bạo lực diễn ra phổ biển ở châu Á, khiến số người thiệt mạng vì khủng bố vẫn gia tăng hằng năm.

c. Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới 

Đấu tranh chống chạy đua vũ trang, vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh

Câu hỏi: Trình bày những đóng góp của phong trào Hòa bình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Phong trào nhân dân đấu tranh vì hòa bình dân chủ, tiến bộ và công bằng ra đời và phát triển thời kỳ Chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong giai đoạn ngày nay: Hội đồng hòa bình thế giới (WPC) thành lập năm 1950 nhằm mục đích ủng hộ việc giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, các chiến dịch chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập trên toàn cầu. Liên đoàn công đoàn thế giới (WFTU) thành lập năm 1945 nhằm mục đích chống lại chiến tranh, nguyên nhân của chiến tranh, đấu tranh cho một nền hòa bình bền vững. Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi (AAPASO) thành lập năm 1957 với mục đích phối hợp và thống nhất cuộc đấu tranh của nhân dân Á - Phi chống chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc, bảo đảm sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các nước thành viên và kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi - Mỹ Latinh (OSPAAAL) ra đời năm 1966 là tổ chức nhân dân liên châu lục kết nối các dân tộc đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bảo vệ độc lập dân tộc vì dân chủ và tự do ở các nước thế giới thứ ba. Nhiều sáng kiến đoàn kết của OSPAAAL được sự hưởng ứng rộng rãi và gây được tiếng vang mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh. Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới (WIDF) thành lập năm 1945 nhằm mục đích tập hợp phụ nữ trên toàn thế giới không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo; cùng nhau hoạt động để giành quyền bình đẳng, chống chủ nghĩa đế quốc.

Phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam 

Câu hỏi: Phong trào ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trong giai đoạn 1954 - 1975, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước tư bản tiến bộ luôn đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Từ nằm 1959, nhàn dân thế giới đà lấy ngày 20 - 7 (ngày kỉ niệm kí Hiệp định Giơ-ne-vơ), làm “Ngày ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh đòi thống nhất Tổ quốc”: năm 1964, một “Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược” diễn ra tại Hà Nội. 

Hội đồng Hoà bình thế giới, Uỷ ban Đoàn kết nhân dân Á - Phi, các tổ chức phụ nữ, thanh niên, sinh viên,  công đoàn quốc tế.... cũng tổ chức các hoạt động, vận dộng ủng hộ và đoàn kết với cuộc đấu tranh của  nhân dân Việt Nam. Hơn 200 tổ chức chống chiến tranh trên khắp các bang ở Mỹ ủng hộ và đoàn kết với Việt Nam chống chiến tranh. 

Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh 

Câu hỏi: Trình bày xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Trả lời:

Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Từ đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu thế như sau:

+ Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 chân trời, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 ctst, giải chuyên đề lịch sử 11 chân trời chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com