Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 chân trời mới chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng

Giải chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng sách chuyên đề Lịch sử 11 chân trời. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đóng góp của các danh nhân trong từng lĩnh vực chủ yếu trên đây của lịch sử Việt Nam?

Trả lời: 

Những đóng góp của các danh nhân trong từng lĩnh vực trên có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Họ là những vị anh hùng, đấng minh quân, quân tử mang một khí phách hiên ngang, là tinh hoa của dân tộc. Họ là động lực thúc đẩy tiến trình văn minh của nhân loại. Nhờ có những công trình của các danh nhân, con người đã mở mang hiểu biết của mình vươn tới vũ trụ mênh mông, chữa trị được nhiều căn bệnh nan y, tạo nên những tác phẩm tinh thần sâu sắc tinh tế, đặc biệt là biết đi tìm những lẽ sống nhân văn cao thượng, và biết ước mơ về một trình độ tâm linh cấp cao vượt lên khỏi đời sống thường tình. Nếu ai đó chưa thể mang lại được ảnh hưởng tốt đẹp gì cho cộng đồng thì người này cũng chưa xứng đáng để được gọi là danh nhân. Danh nhân là kết tinh của rất nhiều giá trị tinh thần, văn hóa, đạo đức, trí tuệ tuyệt vời của nhân loại. 

VẬN DỤNG 

Câu hỏi 1. Sưu tầm những giai thoại về danh nhân mà em yêu thích trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời: 

Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm, cũng là bà chúa của sự kiêu ngạo, khinh bạc (hay ít nhất thì bà cũng muốn người ta nghĩ về bà như vậy). Bà chúa đó không chỉ một lần không thèm nhìn thẳng mà chỉ “liếc mắt trông ngang” với các đấng mày râu. Càng không phải một lần bà chỉ tay day mặt vào “phường lòi tói” ở đời. Ấy vậy mà cũng chính bà chúa đó một lần (có lẽ là duy nhất), phải thật lòng khen ngợi một bài thơ và sau bài thơ đó là một con người , là tuyệt bút, là tài hoa

Đó là mùa đông năm Bính Tuất (?), nhân mùa thi Hương, Cổ Nguyệt quán được Hồ Xuân Hương mở ra để đón tiếp văn nhân tài tử khắp Bắc Hà(?).

Quán mở ra cũng đã khá lâu mà khách ra vào ngày càng thưa thớt. Có lẽ các “thầy khóa” biết mình biết người (dù chỉ mới nghe) nên tránh xa. Một vài chú “dê cỏn buồn sừng” lúc đầu cũng nhắm nhe húc vào nhưng nhận ngay ra không phải là “dậu thưa” mà là tường đá có thể gãy sừng như chơi thì la hoảng, chạy dài.

Thế rồi buổi sáng cận kề ngày thi, giữa lúc chủ quán và hai nữ tỳ đang ngồi chuyện vãn vì vắng khách thì có một người bước vào. Có lẽ vẻ ngoài giản dị nhưng nét mặt khôi ngô tuấn tú đã gây được cảm tình nên lần này đích thân Xuân Hương ra đón khách:

- Thưa, tiên sinh dùng gì?

Khách nói ngay:

Tôi là người phương xa đến, được nghe “Cổ Nguyệt quán” có lệ phải làm một bài thơ trình lên thay lễ nhất kiến, điều đó có đúng không?

Lại một chú dê con nữa chăng?- Hồ Xuân Hương nghĩ thầm- khẽ thở dài, nàng cười nhếch mép:

- Đành rằng lệ quán thì như thế, nhưng nếu tiên sinh chỉ đến để uống rượu thì không kể Vả lại, quán tôi lúc này đang vắng khách lắm.

Chẳng hiểu có nhận ra sự mỉa mai đến cay độc đằng sau câu nói của chủ quán hay không mà khách vẫn tỉnh như thường.

- Tục hay không nên bỏ, lệ cũ chẳng nên thay. Vả lại tôi đến đây không phải chỉ để uống rượu, nên dù bất tài cũng xin được y cựu.

- Vâng, nếu thế thì hay lắm, xin phép được kêu chúng chuẩn bị. Các em đâu, chuẩn bị văn phòng tứ bảo cho tiên sinh đây nhé.

Giấy bút được đưa lên.

- Xin quán chủ cho đề!

- Ồ không! Xin tiên sinh hãy tự chọn lấy thì hơn. Còn nếu tiên sinh muốn, tôi xin có một lời coi như gợi ý vậy thôi. Xin cứ lấy hoàn cảnh giữa hai ta mà làm đề.

Nói xong chủ quán lạnh lùng quay gót. Người khách hơi nhíu mày, có lẽ chàng đã ý thức được sự hóc hiẻm của đề ra.

- Hoàn cảnh giữa ta và nàng Nàng muốn nói gì đây (!).

Khá lâu, bỗng ánh mắt chàng bắt gặp dãy núi Ba Vì xa xa đang bị sương mù ban mai mùa đông che phủ như ẩn như hiện. Một tứ thơ chợt đến, sau một lúc suy nghĩ chàng cầm bút, thấm mực, viết nhanh lên tờ hoa tiên.

Thiên thạch nguyên lai bản thậm huyền

Nhất triêu vân vũ thạch liên thiên

Nhưng rồi lâu lắm, chàng vẫn không hạ bút viết tiép được. Mải cấu tứ bài thơ chàng không hề biết rằng một trong hai cô hầu gái đã nhẹ bước tới gần, lén nhìn qua vai chàng vàtrở lại nói gì với cô chủ mà ba người, cả chủ lẫn tớ đều xuýt xoa. Chang càng không biết họ đã bàn bạc thêm những gì, chỉ đến khi cô hầu gái trở lại bàn, cất tiếng:

- Thưa tiên sinh!

Chàng mới như chợt tỉnh:

- Cô nương bảo gì ạ?

Cô hầu hơi mím môi nhưng vẫn không dấu được nụ cười nửa như tinh nghịch, nửa như diễu cợt :

- Cô tôi bảo ra thưa với tiên sinh, nếu không thể làm được ngay thì đưa về nhà làm tiếp kẻo ngồi đây lâu bất tiện

Aùnh mắt người khách như tối lại nhưng chàng vẫn im lặng.

- Cô tôi còn bảo rằng. - cô hầu ngừng lời, mặt bỗng đỏ lên rồi nói rất nhanh - Nếu tiên sinh không làm được bài thơ ấy thì thôi, đừng cố quá kẻo lỡ ra có chuyện gì thì khốn

Nói xong cô chạy nhanh trở vào, mặt vẫn đỏ bừng như cố nén tiếng cười cứ chờ dịp vỡ oà ra.

Aùnh mắt người khách tối thêm, chàng mím môi: “Quá lắm!”. Nhưng rồi nét mặt chàng bình tĩnh lại dần, hình như chàng đã hiểu ra mình đang ở đâu và cô chủ quán này là ai. Mà như thế việc vừa rồi có chi là lạ, nếu không như thế mới thật là lạ chứ.

Chợt mỉm cười ranh mãnh như có điều chi thật thích thú, chàng cúi xuống viết nhanh hai câu còn lại của bài thơ rồi bước vội ra khỏi quán chẳng chào ai.

Câu hỏi 2. Từ nội dung trong bài đã học, hãy viết suy nghĩ của em về những điều em học hỏi được từ tấm gương của các danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời: 

Trong lịch sử, trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của dân tộc, chúng ta đã từng có những lớp lớp thanh niên luôn ở tuyến đầu. “Tuổi 20 khi lẽ đời đã thấy/ Thì xa xôi cách mấy cũng lên đường”; hay “Tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc đời mình thì còn chi Tổ quốc”… Qua những năm tháng hòa bình, tuổi trẻ không còn lúc nào cũng phải ở tuyến đầu chiến đấu với quân thù nhưng vẫn luôn luôn là tuổi trẻ dấn thân đi đầu trong lập thân, lập nghiệp. Chuyển sang giai đoạn hội nhập với thế giới, một thế hệ trẻ lớn lên trong đầy đủ vật chất, trong tiếp cận rất nhanh với khoa học, công nghệ và thông tin. Nhiều bạn trẻ đã trở thành những công dân toàn cầu, dù ở đâu thì cũng là cống hiến.

Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Nhưng không phải không có những biểu hiện của những người trẻ tuổi sống hưởng thụ, lười biếng, dựa dẫm, thực dụng. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.
Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.Ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau,nên thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 chân trời, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 ctst, giải chuyên đề lịch sử 11 chân trời chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com