Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT mới chuyên đề 1 phần 1 Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Giải chuyên đề 1 phần 1 Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam sách chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I.Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu

1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu

Câu hỏi 1: Từ các hướng nghiên cứu và các dạng đề tài được gợi ý ở trên, bạn sẽ chọn đề tài, vấn đề nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong các đề tài, vấn đề được gợi ý ở trên, em chọn đề tài: Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Giải thích:

  • Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Việc lựa chọn đề tài này giúp húng ta tìm hiểu về quan niệm của người xưa về "nhân nghĩa".
  • Đề tài giúp chúng ta đi sâu nghiên cứu, cảm nhận về tư tưởng, quan niệm, suy ngẫm của đại thi hào Nguyễn Trãi về "nhân nghĩa" trong các tác phẩm của ông.
  • .......

Câu hỏi 2: Để xác định để tải, vấn đề nghiên cứu, cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Đề tài, vấn đề bạn lựa chọn có liên quan như thế nào đến nội dung, yêu cầu học tập của chương trình?

- Đề tài, vấn đề ấy đã có nhiều người nghiên cứu hay chưa? Bạn dự kiến cách triển khai và đóng góp của mình là gì?

- Bạn có khả năng tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ cho đề tài, vấn đề nghiên cứu?

- Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Bạn có kinh nghiệm gì hoặc dự kiến xin tư vấn của ai để có thể lựa chọn được văn bản tốt nhất?
Hướng dẫn trả lời:

-Trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học sinh đã được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi cùng các tác phẩm tiêu biểu của ông. Một trong số đó phải kể đến "Bình Ngô đại cáo". Giá trị nội dung nổi bật, bao quát cả tác phẩm là "tư tưởng nhân nghĩa". Việc thực hiện đề tài này giúp chúng ta hiểu sâu hơn, rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi nói riêng và văn học trung đại nói chung.

- Bình Ngô đại cáo là một tỏng những áng văn chương tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Nó mang nhữn giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng sâu sắc, cũng bởi vậy mà đề tài "Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi" đã được rất nhiều người lựa chọn và khai thác. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này, tôi dự kiến sẽ triển khai và đóng góp như sau:

  • Làm nổi bật được giá trị "tư tưởng nhân nghĩa" trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
  • Làm rõ các giá trị tư tưởng của người xưa về tư tương nhân nghĩa.
  • Ý nghĩa và giá trị về tinh thần mà vấn đề/ đề tài truyền tải.
  • Những ảnh hưởng của đề tài/ vấn đề đối với đời sống hiện tại.

- Tôi có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau:

  • Tham khảo các bài giảng, ý kiến của thầy cô.
  • Các bài viết phân tích trên mạng: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo;...
  • Các bài viết về có cùng đề tài.
  • Tìm hiểu thông tin, kiến thức qua các sách phân tích về tác giả, tác phẩm.

- Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Tôi dự kiến sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó tìm hiểu một số bản dịch của một số nhà văn, thơ nổi tiếng khác như bản dịch của Ngô Tất Tố, bản dịch của Bùi Kỷ trong Lam Sơn thực lục/Cuốn thứ ba....

2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu

Câu hỏi 3: Để xác định được mục tiêu, nội dung nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:

- Thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này nhằm hưởng tới điều gì?

- Những công việc gì cần tiến hành để đạt được mục tiêu đã xác định?

- Nội dung chính sẽ chia thành mấy luận điểm?

- Các luận điểm ấy có liên quan với nhau thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Trong Bình Ngô đại cáo, tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện một cách sâu sắc. Việc thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này nhằm hưởng tới phân tích cụ thể giá trị tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm và ảnh hưởng của nó đến ngày nay.

- Những công việc cần tiến hành để đạt được mục tiêu đã xác định:

  • Tìm hiểu về tác giả
  • Tìm hiểu về tác phẩm 
  • Tìm hiểu về tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm Nho giáo, qua niệm của người xưa
  • Xác định giá trị tư tưởng: Ảnh hương tích cực hay tiêu cực.

- Nội dung chính sẽ chia thành 3 luận điểm lớn:

  • Nguyễn Trãi, một đại thi hào của dân tộc.
  • Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
    • Phân tích tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nho giáo và của Nguyễn Trãi.
    • Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo: Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”; Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc;...
  • Ảnh hưởng của tư tường nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đến ngày nay.

- Các luận điểm ấy có liên quan mật thiết đến nhau, chúng làm khải quát, rõ ràng vấn đề của đề tài.

3. Xác định phương pháp nghiên cứu

Câu hỏi 4: Để xác định được phương pháp nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:

- Cần thực hiện đề tài và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng nào?

- Với đề tài, vấn đề đã xác định, việc sử dụng hệ thống số liệu, minh chứng... có cần thiết không? Làm thế nào để có được những số liệu, minh chứng,... ấy?

Hướng dẫn trả lời:

- Cần thực hiện đề tài và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng:

  • Phương pháp nghiên cứu: 
    • Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả
    • Phương pháp nghiên cứu văn học sử
    • Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
    • Phương pháp so sánh
  • Thao tác nghiên cứu: 
    • Thống kê
    • Phân loại

- Với đề tài, vấn đề đã xác định, việc sử dụng hệ thống số liệu, minh chứng... rất cần thiết. Tôi thu thập các số liệu, minh chứng,... ấy qua việc tìm hiểu, phân tích các bài nghiên cứu khoa học, luận văn, các bài phân tích về tác phẩm...

4. Lập kế hoạch nghiên cứu

Để lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết cho đề tài, vấn đề đã lựa chọn, cần lưu ý những điểm sau:

- Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết và khoa học vì nó sẽ góp phần quyết định chất lượng của bản báo cáo.

- Điều chỉnh kế hoạch nghiên cứu khi có góp ý hợp lí.

- Cần chú ý năng lực của từng thành viên trong việc phân công nhiệm vụ. Mọi thảo luận, góp ý phải thiết thực, dân chủ, chân thành và tôn trọng.

II. Thu thập, xử lí và tổng hợp thông tin

1. Thu thập, tra cứu và phân loại thông tin

a. Thu thập thông tin, tài liệu

Một số loại từ điển và sách công cụ tra cứu về văn học trung đại:

- Hán Việt từ điển

- Từ điển văn học;

- Từ điển điển cố văn học;

- Các tổng tập, hợp tuyển, tuyển tập,... văn học có liên quan đến nguồn ngữ liệu.

b. Tra cứu và phân loại thông tin, tài liệu nghiên cứu

2. Xử lí, tổng hợp thông tin

a. Đọc, ghi chép, lựa chọn ngữ liệu

b. Đọc, ghi chép các ý kiến có thể được sử dụng làm trích dẫn

Mẫu phiếu ghi nội dung trích dẫn hoặc dẫn chứng dự kiến sử dụng:

(Số thứ tự hoặc kí hiệu phiếu: ghi kí hiệu theo nhu cầu, mục đích sử dụng)

- Phân loại: ghi thông tin phân loại trích dẫn, dẫn chứng theo yêu cầu của đề tài. 

- Dự kiến sử dụng: sử dụng cho nội dung nào, luận điểm nào của báo cáo nghiên cứu.

- Mục đích của việc đưa trích dẫn.

- Nội dung trích dẫn: sao nguyên văn nội dung ý kiến hoặc dẫn chứng dự định trích dẫn.

- Nguồn trích dẫn: sử dụng kí hiệu để có sự tương ứng với danh mục tài liệu tham khảo, ghi rõ số trang của nội dung trích dẫn tại tài liệu được trích dẫn.

c. Lập hồ sơ nghiên cứu

III. Hình thức trình bày đề cương báo cáo nghiên cứu

Gợi ý yêu cầu về hình thức đề cương báo cáo nghiên cứu của học sinh:

- Đánh máy trên khổ giấy A4.

- Số trang: 4 – 6 (không tính trang bìa, mục lục, lời nói đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 14; dân dòng: 1,3 – 1,5 lines; lề trái: 3 cm; lễ trên, lễ dưới, lễ phải: 2 cm.

Hướng dẫn trả lời:

1. Trình bày trang bìa

2. Trình bày nội dung đề cương báo cáo nghiên cứu

MỤC LỤC

  • Ghi các đề mục lớn kèm số trang
  • Danh sách các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
  • Ghi các kí hiệu được sử dụng trong bài
  • Các kí hiệu viết tắt được sử dụng (nếu có)

MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG

I. Nguyễn Trãi, một đại thi hào của dân tộc

II. Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo

1. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nho giáo và Nguyễn Trãi

1.1. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nho giáo

1.2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi

2. Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo

2.1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”

2.2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc

....

III. Ảnh hưởng của tư tường nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo đến ngày nay

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề ngữ văn 11 chuyên đề 1 phần 1, giải chuyên đề ngữ văn 11 sách kết nối tri thức chuyên đề 1 phần 1, Giải chuyên đề 1 phần 1 Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam,chuyên đề 1 phần 1 Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com