Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT mới chuyên đề 2 phần 1 Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

Giải chuyên đề 2 phần 1 Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ sách chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. Tìm hiểu tri thức

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Câu hỏi 1: Trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội.

Hướng dẫn trả lời:
Con người giao lưu với nhau và tự hoàn thiện bản thân thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội: là công cụ điều hành, quản lí, tổ chức, phân phối hàng hóa và mọi mặt của đời sống, ban hành văn bản, phát lệnh nhà nước để mọi người tuân theo.... Có thể thấy, không có cộng đồng, tức xã hội, thì sẽ không có ngôn ngữ. Ngược lại, nếu không có ngôn ngữ thì cũng không tồn tại xã hội vì các thành viên trong một cộng đồng không thể giao tiếp với nhau để tổ chức các hoạt động chung. Thông qua ngôn ngữ, người ta phân biệt được các dân tộc, vùng miền. 

Câu hỏi 2: Bạn hiểu như thế nào về nhận định: khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính "bẩm sinh" của con người.

Hướng dẫn trả lời:

Theo tôi, nhận định "khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính "bẩm sinh" của con người" là chỉ con người từ khi mới sinh ra thông qua việc sống cùng cộng đồng, ngày ngày lắng nghe, quan sát sẽ dần hình thành và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Điều đó làm cho ngôn ngữ khác về cơ bản với những hiện tượng có tính chất bản năng ở con người như ăn, uống, đi lại,.. Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của những người thuộc thế hệ trước như màu da, màu mắt, màu tóc... nhưng tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ trong nhiều trường hợp không phải là tiếng mẹ đẻ của cha mẹ sinh ra nó. Ví dụ như khi bố mẹ là người Việt Nam nhưng sinh sống ở nước ngoài, những đứa con của họ thường có xu hướng nói tiếng nước ngoài giỏi hơn tiếng Việt.

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

a. Vai trò của ngôn ngữ đối với văn hóa

b. Ảnh hưởng của văn hóa đối với ngôn ngữ

c. Sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn 

Câu hỏi 1: Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa?

Hướng dẫn trả lời:

Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa vì:

  • Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần phong phú của mỗi cộng đồng người.
  • Muốn tìm hiều văn hóa hết, rõ văn hóa của một dân tộc thì cần phải hiểu rõ ngôn ngữ của dân tộc đó.
  • Thông qua ngôn ngữ, người ta mới có thể biểu đạt, lưu trữ các giá trị văn hóa. Thông qua ngôn ngữ, có thể hiểu về các bộ phận cầu thành khác của văn hoá.

Câu hỏi 2: Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong tiếng Việt.

Hướng dẫn trả lời:

Ảnh hưởng của văn hoá đối với ngôn ngữ thể hiện qua dấu vết của đời sống vật chất, đời sống tinh thần và quan hệ ứng xử của một cộng đồng để lại trong ngôn ngữ của họ. Vì vậy, qua cứ liệu ngôn ngữ, chúng ta cũng hiểu được phần nào đặc điểm văn hoá của cộng đồng nhóm từ ngữ và cách dùng từ ngữ thuộc các nhóm đó.

  • Trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ và từ ngữ thông thường dùng lối nói so sánh, ẩn dụ mang dấu ấn đời sống gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, sông nước,.. của người Việt như: cơm no áo ấm, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, mặt trái xoan, tóc rễ tre, mắt lá răm, mặt lưỡi cày, lông mày lá liễu, dòng lịch sử, dòng đời, bến vinh quang,...
  • Thông qua cách dùng một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những điểm đặc sắc trong cách nhận thức về thế giới, tức một phần trong văn hoá tinh thần của người Việt. 

Câu hỏi 3: Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó.

Hướng dẫn trả lời:

Khác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt sử dụng phổ biến danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, chị, em, bố, mẹ, chú, bác, ông, bà,..) và danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (bác sĩ, thầy, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng,..) để xưng hô. Cùng với những đại từ nhân xưng chính hiệu như tạo, tớ, chúng tao, bọn tớ, mày, chúng mày.... các danh từ này thường đánh dấu quan hệ tuổi tác, vị thế xã hội hoặc thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe. 

=> Việc dùng danh từ chỉ quan hệ thân tộc để xưng hô làm cho người nói và người nghe trở nên gần gũi với nhau hơn. Nhưng đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ "gia tộc hoá” các quan hệ xã hội ở nhà trường, công sở, nơi mua bán...

Câu hỏi 4: Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng văn hóa?

Hướng dẫn trả lời:

Giữa ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau. Vậy nên, có thể nói sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là biểu hiện của sự đa dạng về văn hóa trên thế giới. Mỗi một dân tộc, mỗi một quộc gia hay một địa phương đều có nét đặc trưng rất riêng của dân tộc đó và cũng chỉ có những ngôn ngữ đó nói được hết những nét văn hóa đặc sắc của người dân khu vực đó.

Đọc hiểu văn bản: Linh hồn tiếng Việt

Câu hỏi 1: Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt?

Hướng dẫn trả lời:

câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là: khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất. 

Một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt vì anh không phải người Việt, anh không hiểu hết được cái "hồn" của của ngôn ngữ, văn hóa người Việt Nam.

Câu hỏi 2: Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt" bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?

Hướng dẫn trả lời:

Linh hồn của tiếng Việt được tác giả chứng minh qua: "câu ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần jeans hay váy đầm thời nay rung động trong từng đường gần thớ thịt của mình."

Cách chứng minh này của tác giả rất thú vị, dễ hình dung với người đọc.

II. Luyện tập, vận dụng

1.Tìm hiểu thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:

a. Những ngôn ngữ nào trên thế giới được nhiều người sử dụng tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất?

b. Những ngôn ngữ nào được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau nhất?

c. Những ngôn ngữ nào được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ chín thức ở nhiều quốc gia?

Hướng dẫn trả lời:

a. Những ngôn ngữ trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ là:

  • Tiếng Anh với khoảng 375 triệu người sử dụng như tiếng bản ngữ ở hơn 100 quốc gia. Và khoảng hơn 1,5 tỷ người sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày.
  • Nếu chỉ tính riêng số người dùng tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ thì đây chính là ngôn ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới. Bởi dân số đông đúc của Trung Quốc, đã chiến đa số trong khoảng 1,3 tỷ người dùng ngôn ngữ này. Lượng người dùng ngôn ngữ này chủ yếu tại các quốc gia Châu Á.
  • Tiếng Pháp có  khoảng 370 triệu người sử dụng nó hàng ngày hoặc dùng nó là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia. Trong đó hầu hết các quốc gia tại Châu Phi nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ 2.  
  • Tiếng Nga là một ngôn ngữ Đông Slav bản địa của người Nga ở Đông Âu. Là một ngôn ngữ chính thức ở Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Và được sử dụng như ngôn ngữ thứ 2 ở một số quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ, Trung Á.
  • .....

b. Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau nhất: Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha,  tiếng Bengali, tiếng Đức.

c. Những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia: 

  • Tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ chính thức ở Pakistan, ngôn ngữ chính thức thứ 2 được công nhận ở Ấn Độ
  • ....

2. Tìm thêm những thông tin thú vị khác về các ngôn ngữ trên thế giới để chia sẻ trong nhóm hoặc trước lớp. Chọn một thông tin và thể hiệ bằng sơ đồ hoặc biểu đồ.

Hướng dẫn trả lời:

Trong tiếng Anh, câu so sánh rất hay được sử dụng. Ngoài mục đích so sánh đơn thuần, câu so sánh sẽ được sử dụng khi muốn nhấn mạnh ý trong câu. 

1. So sánh hơn và So sánh nhất

  • So sánh hơn dùng để so sánh giữa 2 người, sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó
  • So sánh nhất dùng khi bạn muốn so sánh giữa 3 người, sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó trở lên

2. So sánh bằng

  • So sánh bằng dùng để so sánh giữa 2 người, sự vật khi họ có sự tương đồng ở một đặc điểm, đặc tính nào đó

3. các cấu trúc so sánh đặc biệt

  • So sánh kém: So sánh kém hơn với tính từ/trạng từ; so sánh kém hơn với danh từ; so sánh kém nhất
  • So sánh kép: So sánh kép trong câu đơn; so sánh kép trong câu kép

Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức

3. Tìm ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hóa của dân tộc (trong tiếng Việt, trong ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở nước ta hoặc một ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật,...).

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hóa của dân tộc: 

"Ý thức sử dụng ngôn ngữ, ý thức phát triển và bảo vệ ngôn ngữ như thế nào tùy thuộc vào mỗi cộng đồng, là hành vi văn hóa của cộng đồng. Chẳng hạn, chúng ta thấy nhiều dân tộc sử dụng chung một mẫu tự nhưng thái độ, ý thức, hình thức, mục đích sử dụng mẫu tự đó hoàn toàn khác nhau. Người Việt dùng mẫu tự Latinh để viết chữ quốc ngữ nhưng chắc chắn chữ quốc ngữ rất riêng, rất Việt Nam. Người Khmer sử dụng chữ viết của người Ấn Độ (chữ Bắc Phạn - Sanskrit – vào thế kỷ VIII và chữ Nam Phạn - Pali – vào thế kỷ XII) nhưng chắc chắn chữ Khmer khác rất xa so với chữ Ấn Độ. Người Nhật mượn mẫu tự Hán, làm thành hệ thống chữ Kanji (Hán tự) nhưng cách họ sử dụng chữ Hán không giống như người Hán trước đây và người Trung Quốc hiện nay. Là con đẻ của hai dân tộc Gôloa và German nhưng hậu duệ của họ - người Anh hiện nay, có tiếng nói khác với tiếng nói của hai dân tộc trên. Chữ viết của họ cũng khác. Tất cả những dẫn chứng này cho thấy, khi một dân tộc có tiếng nói và (hoặc) chữ viết riêng thì chắc chắn họ phải có một nền văn hóa riêng. Ngược lại, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, đặc trưng về văn hóa và nó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của dân tộc đó."

(Trích TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (212) 2016)

4. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung Phần 1, Chuyên đề 2, chẳng hạn như: tình trạng thiếu ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ vị biến mất; việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu; khả năng phổ biến của E-xpê-ran-tô (Esperanto-quốc tế ngữ)...

Hướng dẫn trả lời:
Tiếng Anh có lịch sử phát triển từ hơn 1.400 năm về trước và đến nay, nó là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Nó có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisa, chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ như German, Latinh, Rôman,… Tiếng Anh cổ phát triển trong giai đoạn từ năm 450-1100, bắt nguồn từ ngôn ngữ của những kẻ xâm lược. Tiếng Anh cổ được phát âm và viết không giống như tiếng Anh hiện nay. Tiếng Anh trung đại được sử dụng từ khoảng năm 1100 – 1500. Tiếng Anh trung đại chịu ảnh hưởng bởi tiếng Pháp nên vẫn khác rất nhiều so với tiếng Anh hiện nay. Tiếng Anh cận đại được xác định từ khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, tiếng Anh đã có những thay đổi rõ ràng, khi quan hệ của nước Anh và các dân tộc trên thế giới ngày càng mở rộng, đã tạo nên nhiều từ mới và nhóm từ mới “gia nhập” vào ngôn ngữ này. So với tiếng Anh cận đại, tiếng Anh hiện đại có thêm nhiều từ mới. Nguyên nhân là do, trước đây, nước Anh là một nước đế quốc có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới.  Ngoài lịch sử  ra đời và phát triển lâu dài của mình, tiếng Anh còn là một ngôn ngữ dễ học. Điều này đã được chứng minh qua mức độ sử dụng tiếng Anh ở các nước trên thế giới. Số người học tiếng Anh chiếm hơn 1,5 tỷ người. Bên cạnh đó, việc học tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích đối với cá nhân và nghề nghiệp trong cuộc sống của chúng ta. Nói tiếng Anh lưu loát có thể mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp. Điều này có thể dẫn đến những công việc được trả lương cao hơn và khả năng làm việc với các công ty đa quốc gia. Học tiếng Anh có thể cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ, vì nó đòi hỏi sự tập trung và ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp và từ vựng mới. Nói chung, học tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến toàn cầu.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề ngữ văn 11 chuyên đề 2 phần 1, giải chuyên đề ngữ văn 11 sách kết nối tri thức chuyên đề 2 phần 1, Giải chuyên đề 2 phần 1 Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ,chuyên đề 2 phần 1 Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com