Giải chi tiết Công dân 9 cánh diều bài 2 Khoan dung

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Khoan dung bộ sách mới Công dân 9 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU 

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết
Bài làm chi tiết:

Thương nhau chín bỏ làm mười.

→ Ý nghĩa: Khi đã thương nhau thì sẵn sàng bỏ qua, châm chước cho những lỗi lầm của người còn lại. Thay vì giận hờn trách móc, chúng ta có thể vun vén mà tha thứ cho nhau.

Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.

→ Ý nghĩa: Trẻ con đều rất đáng yêu vì vậy hãy yêu thương, khoan dung với những đứa trẻ như những đứa con ruột thịt của mình.

Bàn tay có ngón dài ngón ngắn.

​​​​​​​​​​​​​​→ Ý nghĩa: Tất cả các câu thành ngữ, tục ngữ trên đều có ý muốn nói cùng một loại có cái này thế này thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt,... Vậy nên đừng so sánh và đánh đồng tất cả với nhau. Hãy khoan dung, độ lượng với những sai sót, lỗi lầm của người khác.

Hoa thơm ai dễ bỏ rơi,

Người khôn ai nỡ nặng lời với ai.

​​​​​​​​​​​​​​→ Ý nghĩa: Câu ca dao muốn nói, khi trách móc không nén nổi bức xúc, đôi khi chúng ta dùng những từ khiếm nhã, nặng nề cho hả giận, đã tức. Nhưng, phàm là người ai không có mắc lỗi lầm vì vậy đừng nên quá nặng lời khi trách móc người khác, hãy khoan dung rộng lượng, lựa lời ăn tiếng nói để không làm mất lòng nhau.

1. Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 

a. Em hãy nêu việc làm của nhân dân ta trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó 

b. Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung?

Bài làm chi tiết:

a. Đồng bào ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo, giúp đỡ cho người Pháp chạy qua biên thuỷ, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ => Thể hiện lòng khoan dung của đồng bào ta trước quân thù

b. Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Biểu hiện của khoan dung thường là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm, đồng thời cũng là tha thứ cho chính bản thân mình, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi: 

Trường hợp 1: “Bạn K…nhóm giao” 

Trường hợp 2: “T và H…chấp nhận”

a) Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thải độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

b) Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thế hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân.

Bài làm chi tiết:

a. 

  • Trường 1: Thể hiện sự khoan dung, khi các bạn học sinh đã sẵn sàng tha thứ cho K khi K nhận ra lỗi lầm của mình 

  • Trường hợp 2: H thể hiện sự không khoan dung khi còn giữ định kiến, cố chấp mà không tha thứ cho T

b. Ví dụ thể hiện sự khoan dung: tha thứ cho bạn bè khi bạn đã chủ động xin lỗi mình. Ngược lại, nếu như không tha thứ mà còn tỏ thái độ không hay với bạn thì đó là biểu hiện của không khoan dung 

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vi sao?

A. Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.

B. Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác, mà còn là tha thứ cho chính minh.

C. Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.

D. Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cá khi họ không biết hối hận.

E. Đổi lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ

Bài làm chi tiết:

a. Không đồng tình. Không phải bất kì lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ được, mặt khác chỉ nên tha thứ khi người có lỗi nhận lỗi của bản thân

b. Đồng tình. Đây cũng chính là biểu hiện của khoan dung 

c. Không đồng tình. Phê bình người khác đồng nghĩa với việc góp ý, là muốn cho người khác tốt lên

d. Không đồng tình. Chỉ nên tha thứ khi họ biết được lỗi của mình 

e. Đồng tình. Căn cứ vào khái niệm của khoan dũng 

Câu 2: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.

Nếu là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?

b. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đối. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hổi lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu là hàng xóm của bà A, em sẽ ứng xử như thế nào?

Bài làm chi tiết:

a. Bố mẹ V nên ngồi lại nói chuyện với con, chỉ ra mặt lợi – mặt hại như nào để V hiểu được trách nhiệm của bản thân, không nên cáu gắt, quát mắng

b. Hàng xóm nên chấp nhận lời xin lỗi của bà A và xem xét quá trình sửa lỗi của bà A, không nên cư xử lạnh nhạt, thờ ơ 

Câu 3: Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế đề chứng minh.

Bài làm chi tiết:

Việc làm vĩ đại nhất của lòng bao dung là sự hy sinh lợi ích của mình vì người khác, vì cộng đồng để cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bao dung là hành động mở rộng lòng trắc ẩn của một người, tôn trọng sự khác biệt hoặc chấp nhận và bỏ qua những khuyết điểm và lỗi lầm của người khác mà không phán xét hay tức giận. Nói rộng ra, bao dung còn được hiểu là sự cảm thông, đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và từ đó yêu thương mọi người nhiều hơn. Sức cảm hóa là thay đổi theo hướng tích cực do cảm phục. Sai lầm là điều khó tránh khỏi. Nếu người khác biết nhận sai về mình thì chúng ta hãy tha thứ cho họ. Một cử chỉ bao dung dù rất nhỏ thôi, cũng sẽ khiến họ nguyện ý thay đổi và cảm kích suốt cuộc đời, giúp họ vượt qua mặc cảm tội lỗi, học hỏi từ những sai lầm, thất bại và tiếp tục tiến lên. Mọi người, ai cũng xứng đáng có được sự hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp. Để có được điều này, bao dung và biết chia sẻ với nhau là những yếu tố cốt yếu giúp những mối quan hệ này càng thêm gắn bó.. Nếu ai đó theo một tôn giáo hoặc có quan điểm khác, bao dung có nghĩa tôn trọng niềm tin của họ, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ. Bên cạnh đó, bao dung còn được thể hiện ở điểm biết tha thứ cho sai sót của người khác. Cha mẹ luôn tha thứ cho con cái sau mỗi lần chúng mắc sai lầm, luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ. Bạn bè luôn tha thứ cho nhau khi giận hờn. Thầy cô bao dung tha thứ cho những lỗi lầm của học trò nếu như học trò có thiện chí sửa chữa sai lầm đó. Sự bao dung luôn hiện diện xung quanh cuộc sống mỗi chúng ta. Hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh.

Câu 4: Em hãy kể lại một vài tình huống mà em đã thể hiện lòng khoan dung với mọi người và với chính bản thân em.

Bài làm chi tiết:

Bạn A vô tình quên lịch hẹn đi chơi với em nên em đã rất buồn. Chúng em đã không nói chuyện với nhau cho đến khi bạn A chủ động xin lỗi em. 

VẬN DỤNG 

Câu 1: Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẽ điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.

Bài làm chi tiết:

Một ngày, vị thiền sư mở cửa ra ngoài, bỗng có chàng trai hung hãn xông tới, hai người va vào nhau. Chàng trai chẳng nói chẳng rằng còn đánh thiền sư và giẫm nát kính của ông. Thiền sư chỉ nhẹ nhàng đứng lên, cười không nói gì.

Chàng trai kinh ngạc hỏi: “Vị thiền sư, vì sao người không tức giận?”

Vị thiền sư thong thả nói: “Vì sao phải tức giận? Tức giận vừa không thể sửa lại kính của ta, cũng chẳng thể làm ta bớt đau, giải trừ vết thương. Giận dữ chỉ càng khiến sự tình tồi tệ hơn, ta cãi người, người mắng ta, thêm nhiều nghiệp chướng, không những không hóa giải được sự tình mà còn làm mọi việc thêm trầm trọng.

Nếu ta sớm một phút hay muộn một phút mở cửa thì đã không có va chạm, có lẽ va chạm này cũng là để hóa giải một ác duyên nên ta còn phải cảm tạ ngươi đã giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng”.

Chàng trai trẻ ngộ ra, cúi đầu tạ lỗi và rời đi.

Ấy mới rõ, trên đời này khoan dung chính là vũ khí. Không cần phải lên gân lên cốt đối kháng lại với người mới là mạnh. Mạnh là khi để người hiểu ta, ta hiểu người, giải quyết mọi việc êm thấm.

Bài học: Khoan dung không dễ nhưng cũng dễ. Người với người đối xử với nhau hãy dùng chữ tình, đừng đề cao bản thân, đừng nóng vội và bồng bột. Oán thù dễ kết khó cởi, khoan dung khó làm nhưng lại kết thiện duyên.

Câu 2: Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/người thân khi biết bạn/người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.

Bài làm chi tiết:

Gửi N, 

Dạo này cậu có khoẻ không? Công việc thế nào rồi? 

Đã rất lâu rồi chúng mình không gặp nhau rồi nhỉ? Kể từ lần đó, tớ biết cậu còn giữ mặc cảm trong lòng. Nhưng không sao N ạ, tớ chỉ muốn nói rằng: Hoàng hôn cho chúng ta ít ngày hơn để sống, nhưng mặt trời cho chúng ta thêm một ngày hi vọng vì vậy hãy vui lên và hy vọng những điều tốt đẹp nhất.

Hãy hướng về tương lai tốt đẹp, mọi phiền muộn của quá khứ hãy bỏ lại sau lưng.

Bạn của cậu, 

T

Tìm kiếm google:

Giải Công dân 9 cánh diều, Giải bài 2 Khoan dung Công dân 9 cánh diều, giải công dân 9 cánh diều bài 2 Khoan dung

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com