Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí bộ sách mới Công dân 9 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể
Bài làm chi tiết:
Hình ảnh 1: Chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông
Hình ảnh 2: Không phân loại rác trước khi vất
Em hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Vì có mâu thuẫn…bị thương 12%
Tình huống 2: Sau khi tìm hiểu…gia đình ông P
Tình huống 3: Nội quy của công ty A…lao động
Tình huống 4: Trên đường đi học…phía trên
a) Căn cứ vào thông tin, em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật. Có những loại vi phạm pháp luật nào? Xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng loại vi phạm pháp luật.
b) Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong từng tình huống trên.
Bài làm chi tiết:
a.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Phân loại: Vi phạm hình sự - hành chính – dân sự - kỉ luật
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:
- Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;
- Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
- Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản. Cụ thể, chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự.
Vi phạm kỉ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong các cơ quan, tổ chức.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Từ quy định trên, có thể thấy vi phạm hành chính có 4 dấu hiệu đó chính là: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, phải được pháp luật về trách nhiệm hành chính quy định. Đây là những dấu hiệu chung của vi phạm pháp luật.
b. Tình huống 1: Anh K đã vi phạm hình sự: đánh người gây thương tích 12%
Tình huống 2: Anh M đã vi phạm dân sự và vi phạm hành chính: tự ý mở rộng cửa nhà không xin phép
Tình huống 3: Anh T vi phạm kỉ luật: không chấp hành quy định của công ty
Tình huống 4: H và T vi phạm hành chính: điều khiển xe sai làn đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu
Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi:
a) Từ thông tin 1, em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí và mỗi loại trách nhiệm pháp lí.
b) Dựa vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng chủ thể trong hoạt động 1, em hãy xác định các trách nhiệm pháp lí tương ứng.
c) Từ thông tin 2, theo em, việc áp dụng hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào?
Bài làm chi tiết:
a. Tình huống 1: đánh người gây thương tích 12%
Tình huống 2: tự ý mở rộng cửa nhà không xin phép, không làm theo thoả thuận trên hợp đồng
Tình huống 3: không chấp hành quy định của công ty
Tình huống 4: điều khiển xe sai làn đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu
b. . Tình huống 1: trách nhiệm hình sự
Tình huống 2: trách nhiệm dân sự
Tình huống 3: trách nhiệm kỉ luật
Tình huống 4: trách nhiệm hành chính
c. Hình thức xử phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Câu 1: Em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể dưới dây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải thực hiện là gì.
A. Mỗi khi cửa hàng ăn của mình đông khách, bà H lại tự ý bày bàn ghế ra vỉa hè để bán hàng.
B. Tuy đã uống rượu, nhưng anh C vẫn cố tình lái xe ô tô đề đi chơi cùng bạn bè, dẫn tới tai nạn giao thông.
C. Thấy mảnh đất của vợ chồng anh K cạnh nhà mình đang bỏ trống, ông T đã tiến hành trồng cây và nuôi các con vật trên mảnh đất đó.
D. Cơ quan công an đã bắt giữ anh Q vì hành vi tổ chức hoạt động đánh bạc tại nơi cư trú.
Bài làm chi tiết:
a. Vi phạm hành chính => trách nhiệm hành chính (phạt tiền)
b. Vi phạm hình sự, hành chính => trách nhiệm hình sự, hành chính (đền bù, phạt tiền, ngồi tù…)
c. Vi phạm dân sự => thu gọn mảnh đất, đền bù thiệt hại nếu có
d. Vi phạm hành chính, hình sự => phạt tiền, ngồi tù
Câu 2: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng vay tiền với nội dung cơ bản như sau:
Anh K đồng ý cho chị M vay 100 triệu đồng trong thời gian 30 ngày và không tính lãi suất. Chị M có trách nhiệm nhận tiền và hoàn trả đúng 100 triệu đồng cho anh K sau 30 ngày bằng hình thức chuyển khoản. Nhưng sau 30 ngày, chị M không trả 100 triệu đồng cho anh K.
b. Anh Q (19 tuổi) nhận được giấy triệu tập khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhưng cố tình không đi khám, thậm chí còn rời khỏi nơi cư trú. Khi đến địa phương khác, anh Q lại có hành vi trộm cắp tài sản của người dân địa phương với tổng giá trị tài sản lên đến 5 triệu đồng.
c. Để góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. Uỷ ban nhân dân xã A đã yêu cầu các hộ gia đình trong xã phải thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đến nơi tập kết theo đúng quy định. Tuy nhiên, gia đình ông D lại không thực hiện quy định, mà thường xuyên để chung các loại rác lẫn nhau và bỏ rác thải ra khu vực cẩm.
Theo em, mỗi chủ thể vi phạm pháp luật trong các tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
a. Chị M chịu trách nhiệm hình sự => chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn > 100 triệu
b. Anh Q chịu trách nhiệm hình sự, dân sự => chiếm đoạt, trộm cắp tài sản, không thực hiện nghĩa vụ của nhà nước
c. Gia đình ông D chịu trách nhiệm hành chính => không vất rác đúng nơi quy định, ảnh hưởng đến xóm làng
Câu 3: Gia đình nhà K có một cửa hàng kinh doanh các loại hoa quả nhập khẩu. Qua kiểm tra, bố của K đã phát hiện một số hoa quả trong cửa hàng do nhân viên nhập về không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bố của K nói với mẹ nên lựa chọn các hàng hóa rõ nguồn gốc đề đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Nhưng mẹ của K lại phản đối vì cho rằng nếu làm thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của cửa hàng.
a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình K.
b) Nếu là K, em sẽ giải thích với mẹ như thế nào?
Bài làm chi tiết:
a. Mẹ của K làm sai, vi phạm nghiêm trọng đến đạo đức kinh doanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, sai nguồn hàng nhập so với trên giấy tờ
b. K nên khuyên mẹ không nên nhập những mặt hàng đó để đảm bảo uy tín cho cửa hàng, sức khỏe cho người tiêu dùng, không vi phạm pháp luật
Câu 1: Em hãy cùng bạn thiết kế áp phích về một số hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ phổ biến của học sinh và rút ra bài học cho bản thân.
Bài làm chi tiết:
Bài học: Tuân thủ pháp luật, đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường, không phóng nhanh, vượt ẩu
Câu 2: Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí đối với mỗi công dân và xã hội.
Bài làm chi tiết:
Nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trách nhiệm pháp lý có tác dụng trong việc điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững thì pháp luật có vai trò rất quan trọng, không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc. Pháp lí không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới. Giữa pháp luật và đạo đức luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật chặt chẽ, đầy đủ sẽ giáo dục, phát triển ý thức, đạo đức con người phát triển; ngược lại khi đạo đức được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, thúc đẩy pháp luật phát triển. Do đó, trách nhiệm pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: Pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nói riêng cần tiếp tục được tăng cường.
Giải Công dân 9 cánh diều, Giải bài 9 Vi phạm pháp luật và trách Công dân 9 cánh diều, giải công dân 9 cánh diều bài 9 Vi phạm pháp luật và trách