Hướng dẫn giải chi tiết bài 10 Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sách mới Địa lí 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành này có những thế mạnh và hạn chế gì? Tình hình phát triển và phân bố của nhóm ngành này ra sao?
Bài làm chi tiết:
| Thế mạnh | Hạn chế | Tình hình phát triển và phân bố |
Nông nghiệp | - Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát. - Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ - Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình - Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú - Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. - Dân cư và lao động: Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao. - Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp. - Khoa học – công nghệ: ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. - Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp | - Bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. - Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. - Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực. | - Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng. - Năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả mước. - Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau dâu), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nằm, cây dược liệu, cây cảnh) - Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dễ và gia cầm (gà, vịt,...). - Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng. - Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y.... được đầu tư.
|
Lâm nghiệp | - Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên. - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới - Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào - Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững.... được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi. - Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời. - Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện. | - Chất lượng rừng còn thấp - Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,... => Gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.
| - Lâm sinh + Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha. + Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...). - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản + Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) năm 2021 dạt 18,9 triệu mở và có xu hướng tăng liên tục qua các năm. + Sản lượng gỗ rừng trồng tăng, * Phân bố - Lâm sinh: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
Thủy sản | - Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú. - Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm. - Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Các chính sách quản lí của Nhà nước - Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do | - Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...), - Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ), - Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động | - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng. - Năm 2021, giá trị sản xuất của thuỷ sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm. |
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài học, hãy khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần dâm bảo an ninh lương thực cho một đất nước đông dân, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ.
Đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm, tạo ra nông sản hàng hoá và đáp ứng với nhu cầu của thị trường.
Đối với xây dựng nông thôn mới, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất gần với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực gắn với các vùng nguyên liệu trong nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp..... tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. Từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy:
Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Nêu ví dụ cụ thể để minh họa cho thế mạnh và hạn chế đó.
Bài làm chi tiết:
* Thế mạnh
a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát.
+ Đây là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.
+ Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung.
- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình, tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê.
b, Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động:
+ Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
+ Đây là cơ sở cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi....) ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Khoa học – công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biển, tự động hoá, intermet vạn vật....): ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp (chính sách đất đai, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, hợp tác phát triển....). Nước ta còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do như: AFTA, EVFTA, CPTPP.... tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng.
* Hạn chế
a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Tuy nhiên, bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
b, Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
- Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta.
Bài làm chi tiết:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Nội bộ ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường (cây công nghiệp, cây ăn quá nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao). Các cây trồng mới có triển vọng như: cây dược liệu, cây cảnh, nắm,... được ưu tiên chú trọng phát triển.
Trong ngành chăn nuôi, tỉ trọng các ngành có tiềm năng và thị trường lớn như thịt gia cầm, trứng, sữa có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy tri.
Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá (kinh tế hộ gia dinh và kinh tế trang trại) có sự phát triển nhanh.
+ Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn (vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, cây lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng....) áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất bền vững (VietGAP, GlobalGAP....) được mở rộng và phát triển.
+ Nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp mới được hình thành (nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao,...).
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Tình hình phát triển
Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng.
Năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả mước.
Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau dâu), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nằm, cây dược liệu, cây cảnh)
* Phân bố
- Cây lương thực:
+ Lúa: Cây lương thực chủ đạo, được trồng ở hầu khắp các địa phương, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển.
+ Ngô: Trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Khoai lang, khoai tây: Trồng nhiều ở các vùng đất cát ven biển, miền núi và trung du.
- Cây công nghiệp:
+ Cà phê: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai.
+ Cao su: Trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Chè: Trồng nhiều ở miền núi phía Bắc, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Yên Bái.
+ Điều: Trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
- Cây ăn quả:
+ Cây ăn quả nhiệt đới: Xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,... Trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
+ Cây ăn quả cận nhiệt đới: Cam, bưởi, quýt, táo,... Trồng nhiều ở miền núi phía Bắc và các tỉnh ven biển.
- Rau quả:
+ Rau: Trồng quanh năm ở các vùng ven thành phố, khu công nghiệp và các vùng chuyên canh rau.
+ Quả: Trồng nhiều ở các vùng ven thành phố, khu du lịch và các vùng chuyên canh cây ăn quả.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
- Chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng.
- Năm 2021, ngành chăn nuôi chiếm 34,7% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
- Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dễ và gia cầm (gà, vịt,...).
- Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng.
- Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y.... được đầu tư.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu các xu hướng phát triển trong nông nghiệp của nước ta.
Bài làm chi tiết:
Xu hướng phát triển chính của nông nghiệp nước ta được xác định như sau:
Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản ở cả trong nước và ngoài nước.
Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Thế mạnh
Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên.
Rừng phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới (lim, sến, táu, gụ, cẩm lai, trắc, nghiến...) và đặc biệt có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: được liệu, các loài cây cho nhựa và tinh dầu,... cùng nhiều loại chim, thủ quý.
Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng.
Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững.... được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.
Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời, góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng.
Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay.
* Hạn chế
Chất lượng rừng còn thấp
Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,...
Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú với hơn 2.000 loài cả, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cả thu, cá ngừ, cả nục, cá cơm,...) cùng hơn 1600 loài giáp xác (cua, ghẹ, tôm,...), 2 500 loài thân mềm (hàu, só huyết, vẹm xanh, điệp,....), 600 loài rong biển (rong đó, rong lục, rong nâu, rong lam,....).
=> Gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày tình hình phát triển và sự phân bố của ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Tình hình phát triển
- Lâm sinh
+ Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha.
+ Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...).
+ Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng.
+ Các hoạt động giao khoản rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển các mô hình du lịch sinh thái, mô hình trồng dược liệu, nấm,...., ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng được thực hiện rộng rãi, góp phần làm gia tăng diện tích và tạo hệ sinh thái rừng bền vững.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) năm 2021 dạt 18,9 triệu mở và có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
+ Sản lượng gỗ rừng trồng tăng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa ở nước ta chủ động được cơ bản nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Việt Nam.
* Phân bố
- Lâm sinh: Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
- Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí, bảo vệ rừng hiện nay là:
+ Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
+ Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp, hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gần với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng.
- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong quản lý giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ sản ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Thế mạnh
Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm như: Hải Phòng Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông. Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả tôm, cả nước ngọt.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng có thể diễn ra quanh năm với nhiều loại thuỷ sản nhiệt đới có giá trị.
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Các phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại, tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ. Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của nước ta ngày càng thuận lợi hơn nhờ hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, thu mua, chế biến thuỷ sản, sửa chữa tàu thuyền, mua bản ngư cụ, thiết bị hàng hải,...) và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.
Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản (Luật Thuỷ sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường) ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã giúp cho thị trường của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng. Bên cạnh thị trường trong nước và các thị trường truyền thống, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã thâm nhập được thị trường đòi hỏi chất lượng cao như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.....
* Hạn chế
Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...),
Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ),
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy:
- Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.
- Trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản của nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng.
Năm 2021, giá trị sản xuất của thuỷ sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm.
Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày cảng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản.
a) Khai thác thuỷ sản
Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh nhờ việc áp dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ dò và định vị cả, định vị hải đồ, pin mặt trời.....
Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang... là các địa phương có sản lượng khai thác lớn nhất cả nước.
b) Nuôi trồng thuỷ sản
Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển...
Các mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa), nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi.
Vì vậy, sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang.....
* Sư chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản
- Ngành thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao
+ Năm 2010, tỉ trọng ngành thủy sản là 20,3%
+ Đến năm 2021, tỉ trọng ngành thủy sản đã tăng lên 26,3%
Câu 1: Dựa vào bảng 10.1, hãy:
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010-2021.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010-2021.
Bài làm chi tiết:
a. Vẽ sơ đồ
b. Nhận xét và giải thích
- Diện tích gieo trồng biến động qua các giai đoạn.
+ Diện tích rừng cao nhất là 7.8 triệu ha (2015); thấp nhất là 7,2 triệu ha (2021).
+ Trong giai đoạn 2010 – 2021, diện tích rừng giảm 0.3 triệu tấn.
- Sản lượng lúa có sự biến động qua các giai đoạn. Trong giai đoạn 2010 – 2021:
+ Sản lượng cao nhất là 45,1 triệu tấn (2015)
+ Sản lượng thấp nhất là 40,0 triệu tấn (2010)
+ Sản lượng lúa giai đoạn 2010 – 2021 tăng 3,9 triệu tấn.
=> Diện tích lúa biến động, giai đoạn đầu tăng do đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất, nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng vụ...; giai đoạn sau có xu hướng giảm nhẹ do hiệu quả kinh tế thấp, khả năng mở rộng diện tích hạn chế, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất…
Câu 2: Thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương em.
Bài làm chi tiết:
Báo cáo về mô hình nuôi cá lăng thương phẩm tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Xã Thanh Giang, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là một địa phương có truyền thống lâu đời trong nuôi trồng thủy sản. Mô hình nuôi cá lăng thương phẩm được triển khai tại đây từ nhiều năm nay và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a. Ưu điểm của mô hình:
- Cá lăng là loại cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, có sức đề kháng cao.
- Cá lăng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Mô hình nuôi cá lăng thương phẩm giúp người dân địa phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
b. Kỹ thuật nuôi:
- Cá lăng được nuôi trong ao hoặc bể lót bạt.
- Mật độ nuôi thích hợp là từ 2 - 3 con/m2.
- Thức ăn cho cá lăng là thức ăn viên công nghiệp hoặc cá tạp xay nhuyễn.
- Cần chú ý đến việc thay nước, sục khí và vệ sinh ao nuôi thường xuyên.
c. Hiệu quả kinh tế:
- Sau 8 - 10 tháng nuôi, cá lăng có thể đạt trọng lượng từ 1 - 2 kg/con.
- Giá bán cá lăng thương phẩm hiện nay dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.
- Với mô hình nuôi cá lăng thương phẩm, người dân địa phương có thể thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm.
d. Một số vấn đề cần lưu ý:
- Cần chọn con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng.
- Cần chú ý đến việc phòng trừ dịch bệnh cho cá.
- Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.
=> Mô hình nuôi cá lăng thương phẩm tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là một mô hình hiệu quả, có thể nhân rộng ra các địa phương khác.
Giải địa lí 12 Kết nối tri thức, Giải bài 10 Vấn đề phát triển nông nghiệp, địa lí 12 kết nối, giải địa lí 12 KNTT bài 10 Vấn đề phát triển nông nghiệp,