Hướng dẫn giải chi tiết bài 34 Thực hành Viết báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sách mới Địa lí 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Thu thập tài liệu, tranh ảnh, video,... viết báo cáo tuyên truyển về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Có thể chọn một trong số các nội dung sau:
– Nội dung 1: Tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
– Nội dung 2: Tuyên truyền về Luật Biển Việt Nam.
Bài làm chi tiết:
Báo cáo tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
1. Giới thiệu:
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo này.
- Việc tuyên truyền về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
2. Nội dung tuyên truyền:
* Lịch sử:
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các triều đại Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền từ rất sớm.
- Nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
- Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự công đạo (1686); Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821); Hoàng việt địa dư chí (1833); Đại nam thực lục tiền biên (1844 – 1848); Đại nam thực lục chính biên (1844 – 1848); Việt sử cương giám khảo lược (1876); Đại nam nhất thống chí (1882); Dư địa chí khâm định đại nam hội điển sự lệ (1910); Hải ngoại ký sự của nhà sư trung quốc Thích Đại Sán (1696), An nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd, đại nam thống nhất toàn đồ (1838)…
- Các châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ 17 – 18) có dấu son của Vua là cơ sơ pháp lý khẳng định việc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như hàng năm cử các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ra hai quần đảo khai thác các tài nguyên sản vật trên biển và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm; đo đạc vẽ bản đồ; dựng bia lập miếu, trồng cây; cứu trợ tàu thuyền nước ngoài gắp nạn
- Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp đã quy thuộc hai quần đảo vào các tỉnh đất liền, cho quần đồn trú, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo.
- Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc về các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại hội nghị này, Trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa va Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của 50 quốc gia tham dự còn lại.
- Sau khi ký hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 Pháp đã chuyển giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Sai Gòn. Chính quyền Sai Gòn đã chiếm hữu trên thực tế và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Sau năm 1975, nước Việt Nam thống nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa và luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
- Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình chiếm hữu, thực thi, quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách Nhà nước một cách liên tục hào bình. Theo đó, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
- Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm vào các năm 1956 và 1974; một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực vào năm 1988. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực nào ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vi phạm nghiêm trọng hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của pháp luật quốc tế.
- Quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên (gồm Trung Quốc, Việt Nam, Phi – líp – pin, Ma – lai xia, Bru – nây và một bên là Đài Loan).
* Pháp lý:
- Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
- Các văn bản pháp luật của Việt Nam về chủ quyền biển đảo.
* Tác động:
- Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng.
- Hai quần đảo có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên.
- Việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Nội dung tuyên truyền
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo.
- Các văn bản luật pháp quốc tế, thoả thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan đến biển, đảo.
- Những chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa; vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
- Phát triển kinh tế biển, đảo, đặc biệt là là những ngành kinh tế mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải, khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển và kinh tế hải đảo, xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gần với phát triển các khu đô thị ven biển; bảo vệ môi trường.
- Giáo dục cho ngư dân về các quy định pháp luật trong hoạt động thuỷ sản như: Nuôi trồng, thuỷ, hải sản, đánh bắt xa bờ, hậu cần nghề cá..., chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn lực đầu tư, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; ứng phó với rủi ro, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, dự báo ngư trường, mùa vụ, thời tiết, đối tượng đánh bắt; chính sách khuyến khích ngư dân định cu lâu dài; gương cá nhân và tập thể tiên tiến, điển hình trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
4. Hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hội thảo, triển lãm, hội thi về Hoàng Sa và Trường Sa.
- Giáo dục về chủ quyền biển đảo trong nhà trường.
Giải địa lí 12 kết nối tri thức, giải bài 34 Thực hành Viết báo cáo tuyên địa lí 12 Kết nối, giải sgk địa lí 12 KNTT bài 34 Thực hành Viết báo cáo tuyên