Giải chi tiết Địa lí 12 CTST bài 16 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Hướng dẫn giải chi tiết 16 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sách mới Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Ở nước ta, ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Trong thời gian qua, cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Vậy, cơ cấu công nghiệp nước ta đã và đang chuyển dịch như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành; theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

  • Chuyển dịch cơ cấu theo ngành: Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh về giá cả.
  • Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.
  • Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ: Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng.

I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

  • Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.
  • Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Bài làm chi tiết:

  • Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
  • Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh về giá cả.
  • Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch như trên là do:

+ Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; 

+ Đẩy mạnh chuyển đổi số; 

+ Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; 

+ Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

  • Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta.
  • Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Bài làm chi tiết:

  • Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. 
  • Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.
  • Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo thành phần kinh tế ở nước ta do: Trong những năm qua, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta có nhiều thay đổi do việc đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cùng với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế của đất nước.

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ

Câu hỏi: Dựa vào hình 16 và thông tin trong bài, hãy:

  • Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta.
  • Giải thích sự chuyển dịch nêu trên.

Bài làm chi tiết:

Trên phạm vi cả nước đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các trung tâm công nghiệp,... 

+ Ngành công nghiệp giữa các vùng, các địa phương được bố trí ngày càng hợp lí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất. 

+ Các khu công nghiệp phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này chiếm hơn 50% số khu công nghiệp cả nước (năm 2021).

  • Các khu công nghệ cao được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Các khu công nghệ cao phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn.
  • Trên lãnh thổ nước ta cũng đã hình thành các trung tâm công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Một số trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thuận An,...
  • Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng. 

+ Sự chuyển dịch này phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; đồng thời tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Các khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển với mức độ tập trung cao thường có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có tay nghề, cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật tương đối hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Dựa vào bảng 16.2, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010 và 2021.

Bài làm chi tiết:

Nhận xét:

  • Thành phần kinh tế nhà nước giảm từ 20,9% còn 6,5%; giảm 3,2 lần
  • Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng từ 27,7% lên 34,4%; tăng 1,24%
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 51,4% lên 59,1%; tăng 1,15%.

=> Xu hướng thay đổi trong cơ cấu là: giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu lịch sử hình thành, đặc điểm phân bố của một khu công nghiệp ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Khu công nghiệp Tân Bình

* Lịch sử hình thành

Khu công nghiệp Tân Bình (TBIP) được thành lập vào ngày 09/07/2012, được đầu tư bởi Công ty CP Khu Công Nghiệp Tân Bình với nguồn vốn đầu tư chính thuộc Công ty CP Cao su Phước Hòa (PHR) trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).

* Đặc điểm phân bố

- Vị trí:

+ Nằm tại xã An Điền, Bến Cát, Bình Dương.

+ Cách thành phố Hồ Chí Minh 20 km về phía Đông Bắc.

+ Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 30 km.

+ Cách cảng Cái Mép - Thị Vải 70 km.

- Diện tích: 300 ha.

- Hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông nội khu hoàn chỉnh.

+ Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc đầy đủ.

+ Nhà máy xử lý nước thải hiện đại.

- Ngành nghề thu hút đầu tư:

+Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ.

+ Dệt may, da giày.

+ Điện tử, cơ khí.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Chế biến thực phẩm.

Tìm kiếm google:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Giải 16 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. giải Địa lí 12 Chân trời 16 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com