Hướng dẫn giải chi tiết bài 26 Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng sách mới Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Vậy, làm thế nào để vừa khai thác hiệu quả các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng vừa làm cho vùng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Bài làm chi tiết:
Câu hỏi: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy:
Bài làm chi tiết:
* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
=> Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực.
* Dân số
Câu hỏi: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế – xã hội.
Bài làm chi tiết:
* Thế mạnh
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng
=> thuận lợi để phát triển và phân bố sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ
=> thuận lợi để thâm canh lúa nước, trồng rau đậu và các cây công nghiệp hàng năm.
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo mùa
=> là cơ sở để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới, còn có thể trồng các loại cây ngắn ngày ôn đới và cận nhiệt vào mùa đông.
- Nguồn nước: khá phong phú, bao gồm nước trên mặt (với hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình); nước ngầm và nhiều nguồn nước nóng, nước khoáng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình,...
=> Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.
- Rừng: đa dạng với tổng diện tích rừng gần 490 nghìn ha (năm 2021).
+ Rừng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển du lịch của vùng, nhất là rừng ngập mặn ven biển.
+ Vùng có các vườn quốc gia (Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà, Châu thổ sông Hồng) có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch,...
- Biển, đảo:
+ Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, cá, có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh; ven biển có nhiều bãi triều, đầm,...
=> là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng biển.
+ Tài nguyên du lịch biển, đảo của vùng phong phú, trong đó tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà cùng các danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp,....
- Khoáng sản:
+ vùng có các loại khoáng sản chủ yếu là than đá ở Quảng Ninh, than nâu với tiềm năng lớn phân bố ở một số tỉnh.
+ Ngoài ra, còn có đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên,...
b) Điều kiện kinh tế – xã hội
- Dân cư, lao động: Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào. Vùng có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước, chiếm 37% lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng (năm 2021), đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật: đang được đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại.
+ Vùng có hệ thống cảng biển lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi,...; các tuyến đường cao tốc,... => góp phần quan trọng trong giao thương kinh tế với các vùng khác và quốc tế.
+ Vùng cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu,... hàng đầu cả nước.
+ Vùng có mạng lưới đô thị dày đặc với 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò tạo động lực phát triển cho vùng.
- Chính sách: trong những năm qua, nhiều chính sách được ban hành
=> giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật, xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh,...
- Ngoài ra, với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, Đồng bằng sông Hồng là vùng giàu bản sắc văn hoá, có giá trị lịch sử với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như Hoàng thành Thăng Long, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng,...
=> tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
* Hạn chế
- Biến đổi khí hậu, thiên tai có những tác động đáng kể đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
- Sức ép dân số lên kinh tế – xã hội – môi trường là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của vùng.
- So với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng đang quá tải; thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.
Câu hỏi: Dựa vào hình 26.2 và thông tin trong bài, hãy:
Bài làm chi tiết:
* Tình hình phát triển công nghiệp
* Định hướng phát triển:
Trong thời gian tới, ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới gắn với nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu mới,.…
Câu hỏi: Dựa vào hình 26.2 và thông tin trong bài, hãy:
Bài làm chi tiết:
* Tình hình phát triển
Dịch vụ là ngành có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng, chiếm 42,1% GRDP của vùng (năm 2021). Trong cơ cấu ngành dịch vụ, các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng,... đang phát triển mạnh.
Giao thông vận tải | - Mạng lưới giao thông vận tải được xây dựng khá hoàn thiện với đầy đủ loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,... - Các tuyến đường bộ trong vùng: quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn,...; tuyến đường sắt: Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai,... ở Hà Nội phát triển đường sắt đô thị; hệ thống cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; - Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh). - Hà Nội, Hải Phòng là những đầu mối giao thông quan trọng của vùng. - Khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển tăng liên tục trong những năm gần đây. |
Thương mại | + Nội thương: - Ngành nội thương phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2021 đạt 1 143,1 nghìn tỉ đồng, chiếm khoảng 26% cả nước. - Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,... + Ngoại thương - Ngoại thương của vùng phát triển nhanh. - Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 cả nước, chỉ xếp sau Đông Nam Bộ. |
Du lịch | - Với lợi thế về các tài nguyên du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch nổi bật của vùng là du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch MICE, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở núi và biển, đảo,... - Doanh thu du lịch lữ hành cả vùng tăng nhanh, chiếm 31,3% cả nước (năm 2022). - Các trung tâm du lịch của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.... |
Tài chính – ngân hàng | - Các hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển mạnh và rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát triển mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị và cung cấp dịch vụ,... - Hà Nội là trung tâm tài chính – ngân hàng hàng đầu của vùng và cả nước. |
Ngoài ra, các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, giáo dục và đào tạo, y tế,... cũng đang phát triển mạnh và được chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại.
* Định hướng phát triển
Trong thời gian tới, Đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển các ngành dịch vụ như logistics, viễn thông, y tế chuyên sâu,...; trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; phát huy vai trò trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao dẫn đầu cả nước; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng.
Câu hỏi: Dựa vào hình 26.1, kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm chi tiết:
Câu hỏi: Cho ví dụ về thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
Câu hỏi: Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm chi tiết:
Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư - Di sản văn hóa thế giới
Nằm trong vùng lõi của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư tọa lạc tại tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam. Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong 42 năm (968 - 1010) dưới thời trị vì của ba vị vua đầu tiên nhà Đinh: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế và Đinh Lê Đại Hành. Cố đô Hoa Lư là minh chứng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trong thời kỳ đầu độc lập, tự chủ. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa giá trị như đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Đinh Phế Đế, đền vua Lê Đại Hành, lăng mộ các vua Đinh, lăng mộ vua Lê,... Các công trình kiến trúc tại Cố đô Hoa Lư mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện sự tinh tế trong kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí thời nhà Đinh. Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ với những dãy núi đá vôi, hang động, sông suối,... Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có Cố đô Hoa Lư, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việc UNESCO công nhận Cố đô Hoa Lư là Di sản văn hóa thế giới góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tầm quan trọng của di tích này. Cũng từ đó, Cố đô Hoa Lư thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Giải bài 26 Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. giải Địa lí 12 Chân trời bài 26 Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng