Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách mới Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Việt Nam, được biểu hiện qua khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và các thành phần tự nhiên khác như địa hình, đất, sông ngòi và sinh vật. Đặc điểm đó ảnh hưỡng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống
Bài làm chi tiết:
* Thuận lợi
* Khó khăn
=> ảnh hưởng năng suất cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Câu hỏi: Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
1. Tính chất nhiệt đới
2. Tính chất ẩm
3. Tính chất gió mùa
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tin phong bản cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khi hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các khối không khí lạnh có nguồn gốc từ áp cao
Xi-bia (Siberia) tràn xuống nước ta theo hướng đông bắc, đem đến mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa dòng thời tiết lạnh khô, nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn.
+ Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc càng biến tính, it lạnh hơn và gần như bị chăn lại ở dây Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bản cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ và tạo một mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Gió mùa hạ:
Từ tháng 5 đến tháng 10, có hai luồng gió hướng tây nam thổi vào nước ta:
+ Nửa đầu mùa hạ: khối không khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, dem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dây Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối không khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần khu vực Tây Bắc,
+ Giữa và cuối mùa hạ: các khối không khí xuất phát từ áp cao cân chỉ tuyến bản cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích dạo, khối không khí trở nên nóng ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Trong thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dài hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi có hướng đông nam.
Khí hậu nước ta có sự phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên:
- Địa hình và đất.
- Sông ngòi và sinh vật.
Bài làm chi tiết:
a. Địa hình và đất
* Địa hình
- Phong hoá:
+ Khu vực đồi núi nước ta có quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.
+ Đối với vùng núi đá vôi, các quá trình ăn mòn, xâm thực và phong hoá đã tạo nên những dạng địa hình các-xtơ (karst) như hang dộng, thung khô,...; ở các vùng đá mắcma, biến chất, quả trình phong hoá diễn ra yếu và chậm hơn.
- Xâm thực và bồi tụ:
+ Ở khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhất là trên các sườn dốc không còn lớp phủ thực vật; đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
+ Một số nơi còn xảy ra các hiện tượng thiên nhiên bất lợi như đất trượt, đá lở; khi gặp mưa lớn thường xảy ra lũ bùn, lũ quét.
+ Ở khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.
* Đất
b. Sông ngòi và sinh vật
* Sông ngòi
* Sinh vật
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
* Thuận lợi
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều loại đất tốt, nguồn nước dồi dào giúp nước ta:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao;
+ Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
* Khó khăn
Câu hỏi: Dựa vào bảng 2, nhận xét nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm và tổng số giờ nắng của ba trạm khí tượng ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
- Trạm Hà Đông (Hà Nội):
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,7⁰C
+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao: 12,6⁰C
+ Tổng số giờ nắng: 1478 giờ
- Trạm Huế:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,1⁰C
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: 9,4⁰C
+ Tổng số giờ nắng: 1916 giờ
- Trạm Vũng Tàu:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 27,1⁰C
+ Biên độ nhiệt trung bình năm thấp: 3,5⁰C
+ Tổng số giờ nắng: 2643 giờ
Câu hỏi: Cho ví dụ về tính mùa vụ của các hoạt động kinh tế do ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bài làm chi tiết:
Ví dụ về tính mùa vụ của nông nghiệp do ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Đồng hằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Ngoài ra, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV).
+ Đồng bằng sồng Cửu Long có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.
Câu hỏi: Ở địa phương em, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân?
Bài làm chi tiết:
Ảnh hưởng của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên đến đời sống người dân ở Huế:
- Thuận lợi:
+ Thời tiết có mưa và nền nhiệt độ cao ổn định giúp cho cây cối dễ sinh trưởng và phát triển nhất là những giống cây đặc trưng của vùng nhiệt đới.
+ Phát triển ngành du lịch biển;
- Khó khăn:
+ Đời sống nhân dân dễ bị ảnh hưởng bởi những thiên tai như bão, lũ lụt,..
+ Trong quá trình sản xuất và trồng trọt chăn nuôi ảnh hưởng không nhỏ như tình trạng ngập úng, hoặc lũ lụt khiến những động vật bị chết.
+ Khí hậu phù hợp để cho sâu bệnh và dịch bệnh phát triển.
Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Giải bài 2 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. giải Địa lí 12 Chân trời bài 2 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa