Giải chi tiết lịch sử 11 KNTT mới bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Giải bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông sách lịch sử kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Biển Đông. Theo em, Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào đối với các nước trong khu vực?

Hướng dẫn trả lời:

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 30 vĩ Bắc đến 260 vĩ Bắc và từ 1000 kinh Đông đến 1210 kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Nơi đây còn chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Theo em, Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước trong khu vực, nó là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thể giới.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Vị trí của biển Đông.

Câu hỏi: Quan sát lược đồ Hình 2 (tr. 74) và dựa vào thông tin trong mục, xác định vị trí của Biển Đông. Kể tên các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3N đến 26°B và khoảng 100°Đ đến 121°Đ. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.
  • Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. 

2. Tầm quan trọng trong chiến lược của biển Đông.

a. Tuyến đường giao thông biên huyết mạch

Câu hỏi: Giải thích vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.

Hướng dẫn trả lời:

Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế.

  • Khu vực này tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu  Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á. 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới liên quan đến Biển Đông. Giao thông đường biển trong khu vực này nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới, với nhiều tàu có trọng tải trên 5 000 tấn, trong số đó phần lớn là tàu chở dầu.
  • Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma - lắc - ca. Đây là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á, tạo nên "hành lang" hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc.

b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu hỏi: Vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
  • Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
  • Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

Câu hỏi: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông là khu vực có nhiều nguền tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn như: sinh vật biển, khoáng sản (ti - nan, thiếc, chì, kẽm,...). Đặc biệt, nơi đây là một trong những nơi chứa lường dầu khí lớn nhất thế giới.
  • Biển Đông là nơi cư trú của trên 12000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,... Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn.
  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

3. Tầm quan trọng của các đảo và quần đảo trên Biển Đông

a. Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu hỏi: Xác định vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trên lược đồ Hình 2 (tr. 74).

Hướng dẫn trả lời:

Quần đảo Hoàng Sa:

  • Đây là một quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn...
  • Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111°Đ đến 113°Đ, trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45'B đến 17°15' B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn... 

Quần đảo Trường Sa :

  • Quần đảo này nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa.
  • Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ tuyến từ khoảng 6°30'B đến 12°B và kinh tuyến từ khoảng 111°30'Đ đến 117°20’Đ. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km2) .

b. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa

Câu hỏi: Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các đảo, quần đảo ở Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:

  • Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục nên có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển. Một số đảo, quần đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.
  • Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.
  • Các quần đảo này có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo,... Nơi đây là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...
  • Tại các đảo còn có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện vai trò quan trọng của Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:
Giải lịch sử 11 KNTT mới

Câu hỏi 2: Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước.  Nó  vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn hải sản dồi dào, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá. Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Bên cạnh đó còn chứa tài nguyên khoáng sản phong phú như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm...

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, nếu đề xuất của em về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tải nguyên thiên nhiên của Biển Đông.

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp để kháo thác hiện quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

  • Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
  • Tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng,....
  • Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
Tìm kiếm google: Giải lịch sử 11 KNTT bài 12, giải lịch sử 11 sách kết nối tri thức bài 12, Giải bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông, bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 KNTT mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com