Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Hướng dẫn giải bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây.

1. Biển Đông kết nối các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

B. Địa Trung Hải và Thái Bình Dương

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

2. Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là

A. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Ba-si

B. Hô - mốt, Lu-xôn, Ba-si

C. Mô-dăm-bích, Hô - mốt, Lu-xôn

D. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Hô - mốt

3. Ở khu vực Biển Đông, các nước có các hoạt động kinh tế nào?

A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim

B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô

C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch

D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim

4. Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

A. Singapore, Đà Nẵng, Van-cô-vơ

B. Hồng Công, Ham-buốc, La Spe-di-a

C. Singapore, Đà Nẵng, Ma-ni-la

D. Singapore, Ma-ni-la, Giê-noa

5. Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên thiên nhiên gì?

A. Kim cương, cát, sinh vật biển

B. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí

C. Than đá, dầu khí, thiếc

D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng

6. Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

A. Diện tích các đảo lớn

B. Nằm ở trung tâm của Biển Đông

C. Các quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo nhỏ

D. Các đảo là đảo đá

7. Tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

A. Phát triển lâm nghiệp

B. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa nước

C. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy móc

D. Xây dựng cơ sở hậu cần - kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế

8. Các quốc gia ven Biển Đông hiện đang có những hoạt động kinh tế nào trong khu vực biển này?

A. Du lịch, khai thác thuỷ sản và dầu khí

B.  Du lịch, khai khoáng, trồng cây công nghiệp

C. Khai khoáng, bảo tồn động - thực vật, thương mại

D. Tuần tra, khai thác dầu khí, lắp ráp tàu quân sự

9. Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia

B. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia

C. Việt Nam, Trung Quốc,  Indonesia, Myanmar

D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar

Hướng dẫn trả lời:

  1. A

  2. A

  3. C

  4. C

  5. B

  6. B

  7. D

  8. A

  9. B

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông trong các câu dưới đây

1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác

2. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông án ngữ các tuyến đường vận tải biển quốc tế quan trọng

3. Biển Đông không có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng

4. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và thương mại biển

5. Eo Ma-lắc-ca là một trong những eo biển quan trọng nhất trên Biển Đông

6. Biển Đông có tài nguyên đất đai để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước

7. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á

8. Quần đảo Hoàng Sa trải rộng trên khu vực biển rộng lớn hơn quần đảo Trường Sa

Hướng dẫn trả lời:

- Câu đúng: 2,4,5,7,8

- Câu sai:

1 - Quần đảo Trường Sa có khoảng 100 đảo lớn, nhỏ và quần đảo Hoàng Sa có khoảng 37 đảo lớn nhỏ

3 - Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và quan trọng

6 - Biển Đông không có tài nguyên đất để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước

9 - Quần đảo Hoàng Sa trải rộng trên khu vực nhỏ hơn quần đảo quần đảo Trường Sa rất nhiều

Bài tập 3: Quan sát lược đồ Hình 2 ( tr.74 SGK) và nêu nhận xét của em về vị trí, đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Hướng dẫn trả lời:

- Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

+ Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam hiện nay. Quần đảo này nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111oĐ đến 113o Đ, trải từ khoảng vĩ tuyến 15o45’B đến 17o15’B với các đảo lớn, như: đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn,…

+ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam hiện nay. Quần đảo này nằm ở vĩ tuyến khoảng 6o30’B đến 12oB và kinh tuyến từ khoảng 111o30’Đ đến 117o20’Đ, và được chia thành 8 cụm đảo là: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

Đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một trong những biển lớn nhất thế giới, có diện tích gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen, độ sâu trung bình khoảng 1140m, nơi sâu nhất khoảng 5000m

Bài tập 4: Khai thác tư liệu dưới đây và thông tin trong SGK, hãy nêu những tiềm năng của Biển Đông

TƯ LIỆU: Biển Đông là nơi cư trú của trên 12000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,....Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sơn,...

Hướng dẫn trả lời:

Từ tư liệu ta thấy tiềm năng của Biển Đông: 

- Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loài quý hiếm nên có tiềm năng đối với kinh tế và nghiên cứu khoa học

- Trữ lượng thuỷ hải sản lớn đem lại tiềm năng đánh bắt thuỷ hải sản, nhiều loài sinh vật biển có nhiều giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được lưu giữ nguồn gen, thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

- Đặc biệt, khu vực này có nhiều bồn trũng với trữ lượng dầu khí lớn đóng góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng cho các ngành vận tải, công nghiệp,...

Bài tập 5: Hoàn thành bảng dưới đây về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Lĩnh vực

Nội dung

Quốc phòng

 

Kinh tế

 

Nghiên cứu khoa học

 

Hướng dẫn trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Quốc phòng

- Là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn

- Là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới

- Tranh chấp chủ quyền biển, đảo xảy ra sớm và phức tạp. An ninh trên biển ảnh hưởng đến nhiều nước và vùng lãnh thổ

Kinh tế

- Là cửa ngõ giao thương quốc tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển

- Các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp có thể phát triển đa dạng kinh tế biển

- Nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc vào tuyến đường thương mại, tài nguyên Biển Đông

- Là điểm điều tiết giao thông biển quan trọng bậc nhất châu Á

Nghiên cứu khoa học

Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loài quý hiếm nên có tiềm năng đối với kinh tế và nghiên cứu khoa học

- Trữ lượng thuỷ hải sản lớn đem lại tiềm năng đánh bắt thuỷ hải sản, nhiều loài sinh vật biển có nhiều giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được lưu giữ nguồn gen, thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

 

Bài tập 6: Giải thích tại sao Biển Đông có vị trí quan trọng trong an ninh, hàng hải quốc tế?

Hướng dẫn trả lời:

- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển huyết mạch kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - Đông Á.

+ Có 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới liên quan đến Biển Đông.

+ Giao thông đường biển qua Biển Đông nhộn nhịp vào tháng thứ 2 thế giới, với nhiều tài có trọng tải trên 5000 tấn.

- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là Malắcca.

Bài tập 7: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, em hãy nêu ví dụ về tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Biển Đông đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia ven biển

Hướng dẫn trả lời:

- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.

 

+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com