Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 13: Việt Nam và biển Đông

Hướng dẫn giải bài 13: Việt Nam và biển Đông SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây.

1. Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh

B. Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu

C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định

D. Hải Phòng, Thái Bình, Thánh Hoá

2. Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?

A. Thuỷ sản

B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải

C. Quân đội triều đình

D. Đội Bắc Hải và thuỷ sản

3. Triều đại quân chủ đã chính thức tổ chức lực lượng quân đội chính quy của Nhà nước chuyên trách làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa là:

A. Triều Trần

B. Chúa Nguyễn

C. Triều Tây Sơn

D. Triều Nguyễn

4. Tác phẩm nào dưới đây do Lê Quý Đôn biên soạn đã ghi chép về cương vực và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Đại Việt sử ký

B. Phủ biên tạp lục

C. Lịch triều hiến chương loại chí

D. Ức trai thi tập

5. Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

A. Đại Nam nhất thống toàn đồ, HOàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lực

B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư

C. An Nam đại quốc hoạ đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí

D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc hoạ đồ

6. Chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa bằng biện pháp nào?

A. Xây dựng cột mốc chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng

B. Xây dựng nhà thờ, cột mốc chủ quyền và trường học

C. Cử quân đội đồn trú, xây dựng trường học, khai thác mỏ

D. Khai thác mỏ, xây dựng cột mốc chủ quyền và trường học

7. Năm 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Giơ-ven-nơ

B. Hội nghị Pốt-xđam

C. Hội nghị Pa-ri

D. Hội nghị Xan Phran-xi-xco

8. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam

B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc

C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông

D. Ban hành lệnh cấm đánh hải sản trên Biển Đông

9. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

10. Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ

B. Bản đồ, tư liệu lịch sử 

C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền

D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử

11. Chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh nado?

A. Thừa Thiên

B. Bà Rịa

C. Khánh Hoà

D. Sài Gòn

12. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?

A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Phran-xi-xcô năm 1951

B. Hiệp định Pa-ri năm 1973

C. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc

D. Hiến chương ASEAN năm 2007

13. Dưới thời các chúa NGuyễn và Vương triều Tây Sơn, các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đông?

A. Khai thác sản vật và ứng chiến với nạn cướp biển

B. Xây dựng cột mốc chủ quyền

C. Vẽ bản đồ

D. Buôn bán

14. Văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam?

A. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc

B. Luật Biên giới quốc gia năm 2003

C. Luật Hàng hải năm 2005

D. Luật Biển Việt Nam năm 2012

15. Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh hoặc thành phố nào?

A. Đà Nẵng và Khánh Hoà

B. Quảng Nam và Khánh Hoà

C. Quảng Ngãi và Quảng Nam

D. Đà Nẵng và Quảng Nam

16. Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?

A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974

B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937

C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 - 1947

D. Thực hiện khảo sát khoa học vào năm 1925 và năm 1927

17. Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hoà ( Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh

B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân

C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền

Hướng dẫn trả lời:

  1. B

  2. B

  3. D

  4. B

  5. A

  6. A

  7. D

  8. D

  9. A

  10. B

  11. A

  12. C

  13. A

  14. D

  15. A

  16. C

  17. A

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông và các cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong các câu dưới đây

1. Việt Nam có đường bờ biển trải dài từ thành phố Hải Phòng đến tỉnh Kiên Giang

2. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

3. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

4. Các đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập đầu tiên dưới thời vua Minh Mạng

5. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838 đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam

6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

7. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774) do người phương Tây vẽ đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa

8. Phát triển kinh tế biển, tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển là những biện pháp để tăng cường tiềm lực quốc gia trong bảo vệ chủ quyền biển đảo

9. Việt Nam đã tích cực đóng góp cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

10. Các Sách trắng ban hành năm 1979, 1981, 1988 của Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

11. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển và khai thác sản vật ở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:

- Câu đúng: 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11

- Câu sai:

1 - Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

4 - Các đội dân binh Hoàng Sa, đội Bắc Hải được thành lập đầu tiên dưới thời chúa Nguyễn

7 - Giáp Ngọ niên bình Nam đổ là bản đồ do Đoan Quận công Bùi Thế Đại vẽ

Bài tập 3: Ghép nội dung ở cột bên trái với cột ở giữa phù hợp với hoạt động xác lập và quản lí liên tục, thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

1. Quản lí hành chính quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong giai đoạn 1954 - 1975

a. Các chúa Nguyễn

7. Đặt Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa

2. Thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải

b. Vua Minh Mạng

8. Thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

3. Ban hành Sách trắng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

c. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

9. Gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa

4. Ban hành Luật Biển Việt Nam vào năm 2012

d. Chính quyền thực dân Pháp

10. Cho dựng miếu và trồng cây trên một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa

5. Xây dựng đèn biển, trạm khí tượng đầu tiên ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

e. Vua Gia Long

11. Vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ

6. Thực hiện các cuộc khảo sát khoa học đầu tiên

g. Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn)

12. Tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:

a -  10, 7

b - 11, 1

c - 4, 8

d - 6, 5

e - 12, 2

g - 3, 9

Bài tập 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?.....Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên…..Đồng bài miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Từ câu nói trên, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của Biển Đông đối với đất nước?

Hướng dẫn trả lời:

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam: 

- Tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước

- Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bài tập 5: Hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

Hướng dẫn trả lời:

Các đội dân binh hoạt động dưới danh nghĩa nhà nước đã xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo. Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải là minh chứng cho thấy quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam là liên tục và từ rất sớm

Bài tập 6: Nêu ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ luật Hàng hải năm 2015,....đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Các văn bản này đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng, quản lí và bảo vệ vùng biển Việt Nam, xây dựng và tuyên bố các cơ sở pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pjaps của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như vùng biển thuộc Việt Nam theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Bài tập 7: Khai thác Tư liệu 3( tr.89, SGK) và nêu nguyên tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất trong Tuyên bố về ứng xử của các  bên ở Biển Đông (DOC). Lấy ví dụ cụ thể về các hoạt động thực tiễn mà Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đó.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên tắc được thể hiện là: các tranh chấp về lãnh thổ, các quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được các bên liên quan là ASEAN và Trung Quốc giải quyết bằng biện pháp hoà bình như đàm phán, tham vấn lẫn nhau phù hợp với của luật pháp quốc tế

Ví dụ: Việt Nam ứng xử với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết tranh chấp về phân định biển phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 ( như với Indonesia, Trung Quốc, Malaysia,....) 

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 13: Việt Nam và biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com