Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Hướng dẫn giải bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX) SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 dưới đây.

1. Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là gì?

A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước

B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại

D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất

2. Cơ quan làm chức năng chuyển tiếp và lưu giữ công văn dưới thời vua MInh Mạng là

A. Hàn lâm viện

B. Cơ mật viện

C. Nội các

D. Đô sát viện

3. Cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng là

A. Hàn lâm viện

B. Cơ mật viện

C. Nội các

D. Đô sát viện

4. Các cơ quan giám sát trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng là

A. Hàn lâm viện, Cơ mật viện.

B. Cơ mật viện, Lục Khoa

C. Đô sát viện, Lục Khoa

D. Nội các, Cơ mật viện

5. Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành tỉnh, phủ vào thời gian nào?

A. Năm 1831 - 1832

B. Năm 1813 - 1823

C. Năm 1824 - 1825

D. Năm 1832 - 1833

6. Thời Minh Mạng, bộ máy chính quyền địa phương trong các nước gồm

A. các châu, phủ, huyện

B. 30 tỉnh và 1 phủ

C. 20 tỉnh và 3 phủ

D. 34 tỉnh và 4 phủ

7. Nội dung của chế độ hồi tỵ là gì?

A. Những người thân không được làm quan cùng một chỗ

B. Những người thân không được sống cùng một chỗ

C. Những người thân không được làm quan cùng một việc

D. Những người thân không được giới thiệu nhau làm quan

Hướng dẫn trả lời:

  1. D

  2. C

  3. B

  4. C

  5. A

  6. B

  7. A

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về cải cách Minh Mạng trong các câu dưới đây

1. Cơ mật viện là cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề hành chính, an ninh và quân sự

2. Nội các và Cơ mật viện là cơ quan tham mưu và tư vấn cho hoàng đế trên lĩnh vực hành chính

3. Tổng đốc thường là người đứng đầu liên tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh

4. Tuần phủ là người đứng đầu một tỉnh, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc

5. Ở vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng tiến hành thử nghiệm bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp

6. Vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ

7. Quốc tử giám là cơ quan phụ trách giáo dục của Triều Nguyễn

Hướng dẫn trả lời:

- Câu đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 7

- Câu sai

2 - Nội các và Cơ mật viện là cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao về cả hành chính, chính trị và an ninh, quân sự

Bài tập 3: Ghép lĩnh vực của cột A với biện pháp cải cách ở cột B sao cho phù hợp với biện pháp cải cách của vua Minh Mạng

Cột A

 

Cột B

1. Nội các

a.Những người thân như anh, em, cha, con, thầy, trò,....không được làm quan cùng một chỗ

2. Lục Khoa

b. thực hiện chế độ thanh tra, giám sát đối với các cơ quan chuyên môn khác ngoài Lục Bộ

3. Đô sát viện

c. tham mưu và tư vấn cho hoàng đế các vấn đề an ninh, quân sự

4. Cơ mật viện

d. đứng đầu liên tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh

5. Tuần phủ

e. đứng đầu một tỉnh

6. Tổng đốc

g. chuyển, tiếp nhận và lưu giữ công văn

7. Hồi tỵ

h. thực hiện chế độ thanh tra, giám sát đối với Lục Bộ

Hướng dẫn trả lời:

1 -g

2 - h

3 - b

4 - c

5 - e

6 - d

7 - a

Bài tập 4: Lập sơ đồ tư duy về bối cảnh lịch sử, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 5: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Minh Mạng.

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 6: Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)

+ Dưới thời Minh Mạng, phép “hồi tỵ” có nội dung cơ bản là: (1) quy định người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quán, quê mẹ, quê vợ; (2) những người thân như: anh, em, cha, con, thầy, trò,… không được làm quan cùng một chỗ; (3) đối với nhân viên hành chính: ai quê ở phủ, huyện nào cũng không được làm việc tại cơ quan công quyền của phủ, huyện đó,… Vua Minh Mạng cho thực hiện phép “hồi tỵ” nhằm mục đích đề phòng việc gây bè, kéo cánh, đặt tình cảm riêng lên trên pháp luật, cản trở công việc chung của đất nước. Theo vua Minh Mạng, để bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có đội ngũ quan lại làm việc vô tư, khách quan, không dùng quan hệ gia đình, người thân để nâng đỡ, lập bè phái nhằm mục đích riêng. Những quy định trong chế độ  “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng đã góp phần làm cho bộ máy hành chính được củng cố và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là: tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…  đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu cực trong bộ máy hành chính.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net