Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Hướng dẫn giải bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một phương án đúng cho các câu từ 1 đến 9 dưới đây.

1. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây ngoại trừ

A. Phi-líp-pin

B. Xiêm ( Thái Lan)

C. Xin-ga-po

D. Miến Điện (Mi-an-ma)

2. Thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh nào dưới đây?

A. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng

B. Tất cả các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng

C. Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển thịnh đạt

D. Các nước Đông Nam Á có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

3.Ý nào không phải nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên

B. Có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú

C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch

D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ 

4. Người lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha (1521) ở Philippin là ai

A. Đa-ga-ô

B. La-pu-la-pu

C. Hô-xê-Ri-dan

D. Bô-ni-pha-xi-ô

5. Đến giữa thế kỉ XIX, Indonesia đã trở thành thuộc địa nước nào?

A. Hà Lan

B. Bồ Đào Nha

C. Tây Ban Nha

D. Mỹ

6. Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây bị nước nào xâm chiếm?

A. Hà Lan

B. Bồ Đào Nha

C. Tây Ban Nha

D. Anh

7. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Phi-líp-pin, Bru - nây, Xin - ga-po

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

C. Xiêm ( Thái Lan), In- đô-nê-xi-a

D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện ( Mi-an-ma)

8. Thực dân phương Tây sử dụng phương thức phổ biến nào để làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

A. Chính sách “chia để trị”

B. Chính sách “đồng hoá văn hoá”

C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo

D. Chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa

9.  Nội dung nào dưới đây là chính sách cai trị của thực dân phương Tây về văn hoá - xã hội ở Đông Nam Á?

A. Vận động xoá bỏ những tập tục lạc hậu

B. Mở trường học, xoá nạn mù chữ cho nhân dân thuộc địa

C. Nghiêm cấm các tệ nạn xã hội như : rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan

D. Kìm hãm người dân thuộc địa  trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói

10. Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị

B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị

C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân

D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau

11. Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

A. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng

B. Thi hành chính sách thuế khóa nặng nề

C. Cướp ruộng đất để lập đồn điền, bóc lột sức người

D. Khai thác triệt để tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp

12. Từ năm 1868, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng dưới thời vua nào?

A. Ra-ma IV

B. Ra-ma III

C. Ra-ma V

D. Ra-ma I

Hướng dẫn trả lời:

  1. B

  2. A

  3. D

  4. B

  5. A

  6. D

  7. B

  8. A

  9. D

  10. A

  11. A

  12. C

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á và giải thích ngắn gọn câu sai

1. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây chỉ  có Xiêm là nước giữ được nền độc lập hoàn toàn

2. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đó là thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511

3. Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị In-đô-nê-xi-a

4. Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây đều rơi vào tay người Anh

5. Thực dân Anh sau 60 năm mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma) thực dân Pháp sau 26 năm ( 1858 -1884) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương

6. Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun, mở đầu xâm lược Miến Điện vào năm 1824

7. Để bảo vệ độc lập, Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và Mã Lai cho Anh (1909)

Hướng dẫn trả lời:

Câu đúng: 2, 4, 6, 7

Câu sai: 

1 - Xiêm mặc dù không trở thành thuộc địa những vẫn bị lệ thuộc vào thực dân phương Tây

3 - Thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Philippin

5 - Thực dân Pháp phải đến năm 1893 mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương

Bài tập 3: Ghép mốc thời gian ở cột A với nội dung lịch sử ở cột B sao cho phù hợp

Cột A 

 

Cột B

1. Sau năm 1898

a. Toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay Anh

2. Giữa thế kỉ XIX

b. Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương

3. Đầu thế kỉ XX

c. Thực dân Anh tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện

4. 1824 - 1885

d. Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ

5. 1858 - 1893

e. Hà Lan hoàn thành việc kiểm soát In-đô-nê-xi-a

Hướng dẫn trả lời:

1 - d

2 - e

3 - a

4 - c

5 - b

Bài tập 4: Khai thác tư liệu 1,2 và các hình sau

TƯ LIỆU 1: Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên, thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp…….đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm

TƯ LIỆU 2: Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật và hầu như chỉ bằng sức cho họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả……….trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân

Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Em hãy:

4.1. Chỉ ra những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á

4.2. Theo em, chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đến các nước trong khu vực?

Hướng dẫn trả lời:

4.1. Những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á: 

- Tư liệu 1: khai thác, vơ vét và bòn rút…..bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên, thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài…..

- Tư liệu 2: họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật và hầu như chỉ bằng sức cho họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả……….trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân

4.2. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã tác động tiêu cực đến các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục nước trong khu vực:

 Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Bài tập 5: Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á

Chính sách về chính trị

Chính sách về kinh tế

Chính sách về văn hoá - xã hội

   

Hướng dẫn trả lời:

Chính sách về chính trị

Chính sách về kinh tế

Chính sách về văn hoá - xã hội

- Thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới các hình thức khác nhau:

+ Hình thức cai trị, áp đặt hình thức, cai trị trực tiếp hay gián tiếp nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…..các thuộc địa vẫn tập trung trong tay đại diện của chính quyền thực dân.

Chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á

Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc

Các nước thực dân phương Tây tìm mọi cách kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói, đồng thời làm xói mòn giá trị  truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á

Bài tập 6: Quan sát hình bên, em hãy:

Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

6.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

6.2. Em hãy đánh giá vai trò của nhân vật này đối với lịch sử nước Xiêm vào giữa thế kỉ XIX

Hướng dẫn trả lời:

6.1. Một số nét chính về nhân vật trong hình:

- Chu-la-long-con (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1/10/1868, ông lên nối ngôi cha.

- Trong những năm 1868 - 1872, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xingapo, Ấn Độ, Giava để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.

- Chu-la-long-con là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

6.2. Vua Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,..... ở Xiêm trong thời kì trị vì của mình những chính sách quan trọng về kinh tế đã góp phần giải phóng lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu,....Việc thi hành hàng loạt biện pháp cải cách hành chính, luật pháp, quân sự, giáo dục theo kiểu phương Tây đã đưa đất nước phát triển nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tiwf những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, ứng phó hiệu quả trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

Bài tập 7: Qua việc tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet về chính sách cai trị của thực dân phương tây đối với các nước Đông Nam Á, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về đời sống của nhân dân các nước Đông Nam Á dưới sự cai trị của thực dân phương Tây

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song... đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

- Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

- Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

- Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.

Bài tập 8: Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiểu quả với làn sóng  xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Qua việc tìm hiểu về công cuộc cải cách ở Xiêm vào giữa thế kỉ XIX, em hãy chứng minh cho quan điểm của mình

Hướng dẫn trả lời:

Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiểu quả với làn sóng  xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này vì những chính sách quan trọng về kinh tế đã góp phần giải phóng lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu,....Việc thi hành hàng loạt biện pháp cải cách hành chính, luật pháp, quân sự, giáo dục theo kiểu phương Tây đã đưa đất nước phát triển nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tiwf những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, ứng phó hiệu quả trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net