Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Hướng dẫn giải bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 10 dưới đây

1. Năm 1077, quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh bại quân Tống tại đâu?

A. Kinh thành Thăng Long

B. Biên giới Việt - Trung

C. Phòng tuyến Như Nguyệt ( Bắc Ninh)

D. Thành Cổ Loa ( Hà Nội)

2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải chống lại các cuộc xâm lược của đội quân nào?

A. Tống, Mông -Nguyên, Thanh

B. Tống, Mông -Nguyên, Minh

C. Tống, Nguyên, Thanh

D. Tống, Minh, Thanh

3. Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là

A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng

B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang

C. Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

D. Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa

4. Chiến thắng nào đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên năm 1288?

A. Đông Bộ Đầu

B. Vạn Kiếp 

C. Vân Đồn

D. Bạch Đằng

5. “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

Hai câu thơ trên nói về cuộc kháng chiến nào?

A. Kháng chiến chống quân Tống

B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

C. Kháng chiến chống quân Xiêm

D. Kháng chiến chống quân Thanh

6. Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vậy, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?

A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước

B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất

C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau

7. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là:

A. Tốt Động - Chúc Động

B. Rạch Gầm - Xoài Mút

C. Chi Lăng - Xương Giang

D. Ngọc Hồi - Đống Đa

8. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh là

A. Tốt Động - Chúc Động

B. Rạch Gầm - Xoài Mút

C. Chi Lăng - Xương Giang

D. Ngọc Hồi - Đống Đa

9. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năm 1858?

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù

C. Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc

D. Nhân đạo, hoà hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật

10. Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử?

A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc

B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết

C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước

D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

Hướng dẫn trả lời:

  1. C

  2. B

  3. A

  4. D

  5. B

  6. C

  7. B

  8. D

  9. A

  10. C

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam và giải thích ngắn gọn câu sai

1. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối Châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm

2. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), triều Lý đã thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” sau đó chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu ( Trung Quốc)

 Câu thơ: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng ( Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bặc Đằng của dân tộc ta. 

4. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc

5. Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” một cách chủ động và đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn

6. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Huệ,....

7. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có một số cuộc kháng chiến không thành công

Hướng dẫn trả lời:

Câu đúng: 1, 3, 5, 7

Câu sai: 

2 - Triều Lý thực hiện kế hoạch “tiên phát chế nhân”

4 - Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

6 - Chu Văn An là một danh nhân có đóng góp cho giáo dục vào thời Trần

Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống (....) trong các đoạn văn sau cho phù hợp về vai trò, ý nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền (1), giữ gìn (2) và tạo điều kiện cho (3)

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng (4), (5) và tô đậm những (6) của dân tộc, đồng thời để lại nhiều (7) sâu sắc

Hướng dẫn trả lời:

1 - độc lập

2 - bản sắc văn hoá

3 - quá trình xây dựng đất nước

4 - tự hào

5 - ý thức tự cường

6 - truyền thống tốt đẹp

7 - bài học kinh nghiệm

Bài tập 4: Khai thác tư liệu 1 và 2 dưới đây, hãy chỉ ra điểm chung của hai tư liệu

TƯ LIỆU 1: Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt,.....”

TƯ LIỆU 2: Khi họp bàn về sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”

Hướng dẫn trả lời:

Khai thác tư liệu 1 và 2 dưới đây, hãy chỉ ra điểm chung của hai tư liệu dựa trên nguyên nhân thắng lợi:

  • Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc

  • Nhân dân đồng lòng tham gia đông đảo, đoàn kết

  • Xây dựng chiến lược và kế sách đánh giặc.

Bài tập 5: Hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

STT

Thời gian

Đối tượng xâm lược/ Kẻ thù

Chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

     
     

Hướng dẫn trả lời:

STT

Thời gian

Đối tượng xâm lược/ Kẻ thù

Chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

1

938

nhà Nam Hán

Bạch Đằng

thắng lợi

2

981

nhà Tống

Bạch Đằng

thắng lợi

3

1075 - 1077

nhà Tống

phòng tuyến Như Nguyệt

thắng lợi

4

1287 - 1288

nhà Nguyên

Bạch Đằng

thắng lợi

5

1285

nhà Nguyên

Tây Kết, Hàm Tử,....

thắng lợi

6

1785

nhà Xiêm

Rạch Gầm - Xoài Mút

thắng lợi

7

1789

nhà Nguyên

Ngọc Hồi - Đống Đa

thắng lợi

Bài tập 6: Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp

Cột A

 

Cột B

1. Kháng chiến chống quân Triệu

a. Hồ Quý Ly

2.Kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938

b. Trần Thái Tông

3. Kháng chiến chống quân Tống Năm 981

c. Trần Thánh Tông

4. Kháng chiến chống quân Tống năm 1075 - 1077

d. Trần Nhân Tông

5. Kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

e. Ngô Quyền

6. Kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

g. Lý Thường Kiệt

7. Kháng chiến chống quân Nguyên 1287 - 1288

h. Quang Trung

8. Kháng chiến chống quân Minh năm 1406 - 1407

i. An Dương Vương

9. Kháng chiến chống quân Thanh năm 1789

k. Lê Hoàn

Hướng dẫn trả lời:

1 - i

2 - e

3 - k

4 - g

5 - b

6 - c

7 - d

8 - a

9 - h

Bài tập 7: Sưu tầm tư liệu sách, báo, lập hồ sơ tư liệu về một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu trong lịch sử dân tộc

Hướng dẫn trả lời:

♦ Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương (179 TCN):

- Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại, Triệu Đà vờ giảng hoà với An Dương Vương, rồi lập mưu cho con trai là Trọng Thuỷ cầu hôn Công chúa Mỵ Châu và ở rể tại thành Cổ Loa để tìm hiểu vũ khí quân sự của Âu Lạc.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương nhanh chóng thất bại.

♦ Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 - 1407):

- Cuối năm 1406, nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược Đại Ngu.

- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô (Hà Nội). Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).

- Đến tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.

♦ Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn (1858 - 1884):

- Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,... Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định Nguyễn Trung Trực, và Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân,... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2,... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

- Trong lúc phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

Bài tập 8: Kể tên một số sự tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sau? Làm thẻ nhớ về vị tướng mà em ấn tượng nhất

Thẻ nhớ tên nhân vật

…..

Chú thích tranh ảnh và dẫn nguồn tư liệu:....

Tóm tắt lịch sử

Năm sinh, năm mất:

Quê quán

Vai trò/ đóng góp của nhân vật:

Điều em yêu thích nhất hoặc bài học được từ nhân vật:

Hướng dẫn trả lời:

- Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là: Ngô Quyền; Lê Hoàn; Lý Thường Kiệt; Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Huệ,...

Em ấn tượng nhất với Nguyễn Huệ.

Thẻ nhớ tên nhân vật

Nguyễn Huệ

Tóm tắt lịch sử

Năm sinh, năm mất: 1753 - 1792

Quê quán: Tây Sơn

Vai trò/ đóng góp của nhân vật: Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

Điều em yêu thích nhất hoặc bài học được từ nhân vật: tài năng và chiến lực chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước của ông đã đưa đất nước phát triển và lớn mạnh hơn

Bài tập 9: Sưu tầm tư liệu sách, báo và internet, hãy chỉ ra những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com