Giải sách bài tập Lịch sử 11 Kết nối bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Hướng dẫn giải bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SBT Lịch sử 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây

1. Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất ( 1744 - 1829) trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Philippin là

A. cuộc khởi nghĩa của Bô -ni-pha-xi-ô

B. cuộc khởi nghĩa cử Đa-ga-hô

C. cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu

D. cuộc khởi nghĩa của Hô -xê Ri -dan

2. Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam Đã làm thất bại kế hoạch nào của thực dân Pháp

A. Kế hoạch đánh lâu dài

B. Kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm

C. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”

D. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”

3. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia trong những năm 1861 - 1892 là:

A. A -cha Xoa

B. Pu-côm-bô

C. Com-ma-đam

D. Hoàng thân Si-vô-tha

4. Cuộc khởi nghĩa nào của Campuchia thể hiện của sự đoàn kết chiến đấu giữa Campuchia với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?

A. Cuộc khởi nghĩa của A -cha Xoa

B. Cuộc khởi nghĩa của Com -ma-đam

C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô

D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha

5. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. In-đô-nê-xi-a

B. Miến Điện

C. Bru-nây

D. Việt Nam

6. Năm 1945, ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là:

A. Việt Nam, Philippin, Lào

B. Philippin, Lào, Việt Nam

C. Indonesia, Việt Nam, Lào

D. Miến Điện, Lào, Việt Nam

7. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?

A. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến

B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh

C. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị

D. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh - xu hướng vô sản

8. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp

C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực ASEAN

D. trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và hữu nghị

9. Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?

A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu

B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu

C. Chiến lược công nghiệp hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu

D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá

10. Năm nước thành viên ban đầu sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm:

A. Indonesia, Philippin, Singapore, Myanmar, Malaysia

B. Myanmar, Philippin, Singapore, Malaysia, Bru-nây

C. Indonesia, Malaysia,  Philippin, Singapore, Thái Lan

D. Bru-nây, Thái Lan,  Singapore, Malaysia,Myanmar.

11. Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5 thành viên

B. 7 thành viên

C. 9 thành viên

D. 10 thành viên

12. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế:

A. lớn thứ tư thế giới với GDP đạt khoảng 3500 tỉ USD (2018)

B. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3000 tỉ USD (2018)

C. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3500 tỉ USD (2018)

D. lớn thứ sáu thế giới với GDP đạt khoảng 3000 tỉ USD (2018)

13. Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành “con rồng” kinh tế của Châu Á là:

A. Malaysia

B. Indonesia

C. Philippin

D. Singapore

Hướng dẫn trả lời:

  1. B

  2. D

  3. D

  4. C

  5. A

  6. C

  7. B

  8. A

  9. A

  10. C

  11. D

  12. B

  13. D

Bài tập 2: Hãy lập và hoàn thành bảng các giai đoạn phát triển chính của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1920

Từ 1920 -1945

Từ 1945 - 1975

   

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 3: Quan sát hình bên, em hãy:

3.1 Cho biết đây là biểu tượng của tổ chức nào ở khu vực Đông Nam Á? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là gì?

3.2 Ghép hình ảnh Quốc kì của các nước với mốc thời gian phù hợp để hoàn thiện nội dung về quá trình gia nhập ASEAN của các nước Đông Nam Á.

Hướng dẫn trả lời:

3.1.

Biểu tượng của tổ chức ASEAN ở khu vực Đông Nam Á

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là:

Mục tiêu: xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ASEAN; đề cao bản sắc ASEAN đồng thời tôn trọng các quyền và trách nhiệm của các thành viên ASEAN; tạo dựng và giữ vững vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chính trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các thành viên đồng thời nhấn mạnh giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trái với pháp luật quốc tế; giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình; không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên; tôn trọng pháp quyền, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền bình đẳng và đẩy mạnh công bằng xã hội; giữ vững vai trò trung tâm và linh hoạt của ASEAN trong quan hệ ngoại khối trên tinh thần không phân biệt đối xử; tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương chung và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, tiến tới loại bỏ mọi rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế do thị trường điều tiết.

3.2. 

a - Indonesia, Malaysia,  Philippin, Singapore, Thái Lan

b - Bru-nây

c - Việt Nam

d - Myanmar

e - Campuchia

Bài tập 4: Quan sát hình bên, em hãy:

4.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

4.2. Cho biết vai trò của nhân vật này trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở Indonesia

Hướng dẫn trả lời:

4.1. Một số nét chính về nhân vật trong hình là Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô

Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của ông. Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

4.2. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở Indonesia có vai trò vô cùng quan trọng, tích cực cho phong trào.

Cuộc khởi nghĩa kéo dài 5 năm ( 1825 - 1830) được các lãnh chúa hưởng ứng và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ khắp mọi miền trên đảo Gia-va và các đảo khác ở Indonesia. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân. Đi-pô-nê-gô-rô trở thành “một lãnh tự có sự hấp dẫn đối với bộ phận rộng lớn người Gia-va trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Indonesia

Bài tập 5: Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về sự nỗ lực vươn lên của các nước Đông Nam Á.

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

Bài tập 6: Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế văn hoá của các nước Đông Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của em.

Hướng dẫn trả lời:

Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế văn hoá của các nước Đông Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở”

Em có đồng ý với ý kiến trên vì chính sách cai trị của thực dân phương tây trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục đã tác động tiêu cực đến các nước thuộc địa khiến cho đời sống nhân dân lao động vô cùng khổ cực nhưng để phục vụ cho mục đích cai trị, bóc lột của mình và nhằm thu lợi nhuận cao nhất để mang về chính quốc, thực dân phương Tây buộc phải đầu tư cơ sở hạ tầng, do đó tạo ra một số chuyển biến nhất định. Những chuyển biến đó nằm ngoài mong muốn chủ quan của thực dân phương Tây.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối, Giải SBT Lịch sử 11 KNTT, Giải sách bài tập Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 11 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com