Giải chuyên đề chi tiết Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản Cánh diều bài 9: Một số loài cá cảnh phổ biến

Giải bài 9: Một số loài cá cảnh phổ biến sách chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hãy kể tên của một số loại cá cảnh mà em biết.

Bài làm chi tiết:

Một số loại cá cảnh em biết là:

- Cá bảy màu

- Cá vàng

- Cá betta

- Cá Koi

- ...

I. CÁ BA ĐUÔI

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá ba đuôi.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá ba đuôi:

- Cá có màu sắc đa dạng nhưng chủ yếu là đỏ, trắng, cam và đen. Cá có đầu giống cá chép, bụng to tròn, lưng dài, vây đuôi chia ra làm ba thuỷ theo ba hướng không gian khác nhau

- Cá ba đuôi ăn tạp nhưng thiên về thức ăn giàu protein như bọ gậy, trùn chỉ, các loại rong mềm, bèo tấm và cả thức ăn công nghiệp.

- Cá ba đuôi sống trong môi trường nước ngọt nhưng có thể chịu được độ mặn của nước lên đến 10% nếu được thích nghi từ từ. Cá di chuyển nhẹ nhàng, không cần không gian quá rộng nên trong bể có thể bố trí nhiều tiểu cảnh và cây thuỷ sinh để trang trí. Cá ba đuôi thích hợp nuôi ở nhiệt độ từ 24 đến 26 °C, pH từ 6 đến 8 và oxygen hoà tan trên 3 mg/L.

Luyện tập: Có nên nuôi cá ba đuôi cùng các loài các dữ khác không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Chúng ta không nên nuôi cá ba đuôi cùng các loài cá dữ khác.

Lý do vì:

- Cá ba đuôi là loài cá hiền lành, có tính cách ôn hòa.

- Các loài cá dữ như cá rô phi, cá betta, cá chình,... có thể tấn công và làm bị thương cá ba đuôi.

- Cá ba đuôi có vây dài và mỏng, dễ bị rách nếu bị tấn công.

- Việc nuôi chung cá ba đuôi với các loài cá dữ có thể gây stress cho cá ba đuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng.

II. CÁ KOI

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá koi.

Bài làm chi tiết:

Một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá koi:

 - Cá có hình dạng giống cá chép, đầu nhỏ, miệng rộng, thân tròn, đuôi ngăn, chia đôi thuỳ ở giữa. Cá có màu sắc sặc sỡ, pha trộn các màu đen, vàng, đỏ, xanh lam, trắng

- Cá koi ăn tạp nhưng thiên về động vật giáp xác và nhuyễn thể có kích thước nhỏ. Ngoài ra, chúng rất thích ăn trùn quế, trùn chỉ. Khi còn nhỏ chúng có thể ăn các loại thức ăn dạng bột (bột đậu nành, cám gạo), các loại rong rêu. Khi cá lớn có thể ăn tốt các loại thức ăn công nghiệp.

- Cá koi sống trong môi trường nước ngọt, sạch và ẩm (từ 24 đến 26 °C), pH từ 6,5 đến 8,5 và oxygen trên 3 mg/L. Cá có thể sống trong môi trường có hàm lượng muối 10% nếu được thích nghi từ từ. Cá koi rất phù hợp khi nuôi trong các bể xi măng có vách đá, suối nhân tạo, không gian yên tĩnh, có dòng chảy nhẹ nhàng và quanh bờ có cây thuỷ sinh.

- Cá sinh sản vào tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, có thể đè nhiều lần trong một năm và trứng dính, bám vào các giá thể trong môi trường nước cho đến khi nở.

III. CÁ RỒNG

Câu hỏi: 

1. Hãy nêu một số đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cá rồng.

2. Vì sao bể nuôi cá rồng phải dài và rộng hơn các bể nuôi cá cảnh khác?

Bài làm chi tiết:

1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cá rồng:

- Cá rồng có 3 loại là cá rồng châu Á, cá rồng châu Úc và cá rồng châu Mỹ. Cá rồng có thân thon dài, mình được bao phủ bằng lớp vảy lớn và dày

- Cá rồng bình thường bơi rất nhẹ nhàng nhưng chúng rất mạnh mẽ và nhanh nhẹn khi bắt mồi. Cá rồng thích ăn những động vật có kích thước nhỏ hơn như tôm, cá mồi còn sống. Cá rồng không ăn thức ăn công nghiệp.

- Cá rồng cũng cần không gian hoạt động rộng hơn nên bể nuôi cá rồng thường dài hơn và phải có nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài.

- Cá sống trong môi trưởng nước ngọt. Nhiệt độ nước thích hợp từ 24 đến 28 °C, pH nước từ 7,5 đến 8,5. Cá rồng có khả năng thích nghi với điều kiện oxygen thấp nhưng phải đảm bảo hàm lượng oxygen hoàn tan lớn hơn 4 mg/L. Không nên bố trí các tiểu cảnh trong bể nuôi cá rồng để tránh cá bị tổn thương khi vận động mạnh lúc săn mồi.

2. Bể nuôi cá rồng phải dài và rộng hơn các bể nuôi cá cảnh khác bởi vì:

- Cá rồng là loài cá có kích thước lớn: Chiều dài cá rồng trưởng thành có thể lên đến 1m. Do đó, bể nuôi cần đủ rộng để cá có thể thoải mái di chuyển và phát triển.

- Cá rồng là loài cá bơi lội: Cá rồng thường xuyên bơi lội xung quanh bể. Bể nuôi cần đủ dài để cá có thể bơi lội một cách tự do.

- Cá rồng cần nhiều không gian để phô diễn vẻ đẹp: Cá rồng có vảy lớn và màu sắc sặc sỡ. Bể nuôi rộng rãi sẽ giúp phô diễn vẻ đẹp của cá một cách trọn vẹn.

IV. CÁ DĨA

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá đĩa.

Bài làm chi tiết:

Một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá đĩa:

 - Cá đĩa được phát hiện lần đầu tại lưu vực sông Amazon. Cả đĩa có đầu ngắn, thân hình tròn, dẹt, toàn thân trơn láng, vày tròn và mềm. Chúng có kích thước và màu sắc đa dạng với rất nhiều đốm và hoa văn trên cơ thể. Cả thường được chia làm 4 nhóm màu chính: đỏ, xanh lá cây, xanh da trời và xám. Cá có thể sinh sản sau một năm tuổi.

-- Khi mới nở, cả con thường ăn các dịch nhầy trên cơ thể cả mẹ cho đến 2 tuần tuổi. Sau đó chúng ăn động vật phù du, ấu trùng côn trùng, động vật không xương sống. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng ăn giáp xác nhỏ, trún, thịt động vật cắt nhỏ và thức ăn công nghiệp. Trong quá trình nuôi, nên thường xuyên bổ sung chất tạo màu để duy trì màu sắc sặc sỡ cho cá. Cá nhanh lớn và ăn rất khoẻ nên cần lưu ý không để cá bị bội thực.

- Cá đĩa thích hợp với môi trường nước ngọt và ẩm (từ 25 đến 30 °C). Cá đĩa thích nghi với dải pH rộng (từ 5 đến 8) nhưng thích hợp hơn ở môi trường có pH thấp và ngưỡng oxygen hoà tan trên 3 mg/L. Cá có thân dẹt nên thích nghi với hoạt động ẩn nấp, len lỏi trong các tản rong thuỷ sinh, rễ cây, lũa, đá san hô.

- Cá đĩa có tập tính bảo vệ trứng rất kĩ. Chúng có thể ăn trứng nếu thấy môi trường đang bị đe doạ.

Luyện tập: Hãy liệt kê các loại tiểu cảnh có thể bố trí trong bể nuôi cá dĩa.

Bài làm chi tiết:

Các loại tiểu cảnh có thể bố trí trong bể nuôi cá dĩa:

 - Đá

- Cây thủy sinh

- Rêu

- Nền bể

- ...

V. CÁ LA HÁN

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá la hán

Bài làm chi tiết:

Một số đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cá la hán:

- Cá la hán cùng họ với cá rô phi, được phát hiện lần đầu tiên tại Malaysia. Cá la hán sở hữu thân hình nhiều vảy lấp lánh và màu sắc rực rỡ

- Dù sinh sản khá dễ dàng nhưng số lượng cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gủ lại rất hạn chế. Cá la hán có sức khoẻ tốt và có thể sống trên 10 năm, kích thước cá dao động từ 25 đến 30 cm.

- Cá la hán thích sống trong bể thoáng hoặc cũng có thể thêm một chút sỏi trắng hoặc cây thuỷ sinh nhỏ để chúng có thể thoải mái bơi lội. Cá thích sống trong môi trường nước ấm (từ 25 đến 30 °C), pH từ 6,5 đến 8, oxygen hoà tan trên 3 mg/L.

Luyện tập: Điểm dễ phân biệt và mang lại giá trị cao của cá la hán là gì?

Bài làm chi tiết:

Điểm dễ phân biệt và mang lại giá trị cao của cá la hán là:

- Gù:

+ Cá La Hán đẹp là phải có gù to, tròn và cao.

+ Gù càng to, càng cân đối và càng nhiều "núi" thì giá trị cá càng cao.

+  Gù là điểm độc đáo và thu hút nhất của cá La Hán.

- Màu sắc:

+ Cá La Hán có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng những con có màu sắc rực rỡ, rõ ràng và độc đáo sẽ có giá trị cao hơn.

+ Một số màu sắc được ưa chuộng như: đỏ, vàng, kim sa, xanh,...

+ Màu sắc của cá La Hán càng đậm và càng đều thì giá trị cá càng cao.

- Vây:

+ Vây cá La Hán cần dài, mượt và cân đối.

+ Vây càng dài, càng dày và càng nhiều tia vây thì giá trị cá càng cao.

+ Vây cá La Hán cũng cần có màu sắc đẹp và hài hòa với màu sắc của thân cá.

- Đầu:

+ Đầu cá La Hán cần to, rộng và cân đối với thân.

+ Mắt cá La Hán cần to, đen láy và có thần.

+ Miệng cá La Hán cần nhỏ và cân đối với đầu.

- Thân:

+ Thân cá La Hán cần dày, dài và cân đối.

+ Vảy cá La Hán cần to, đều và sáng bóng.

+ Cá La Hán càng có nhiều vây phụ (vây rồng) thì giá trị cá càng cao.

VI. CÁ HỀ

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cá hề.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cả hề :

- Cá hề hay còn gọi là cá khoang cổ, cá hải quỳ thuộc họ cá thia biên Pomacentridae, bộ cả vược (Perciformes). Cá có đặc điểm là sống cộng sinh cùng hải quỳ với màu sắc, kích cỡ rất phong phú. Loài cá hề được nuôi phổ biến nhất là Amphiprion ocellaris, có màu cam với 3 sọc trắng chia đều trên thân và đầu. Cá thể trưởng thành có độ dài khoảng 88 -110 mm

- Cá phát triển tối ưu ở nhiệt độ nước từ 26 °C đến 28 °C, độ mặn trong khoảng 34-35%0. giá trị pH dao động từ 7,8 đến 8,2 và oxygen hoà tan trên 5 mg/L. Cá thích hợp với môi trường có NH₁ <0,01 mg/L; NO₂ <0,05 mg/L. Khi còn nhỏ, cá ăn các động vật như copepoda, giun biển và một số loại rong biển. Trong môi trường nhân tạo, cá có thể ăn ấu trùng artemia. Khi trưởng thành, chúng có thể ăn một số loại tôm nhỏ, động vật thân mềm.

Luyện tập: Vì sao cá hề lại được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích?

Bài làm chi tiết:

Cá hề lại được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích vì:

- Cá hề sở hữu những sọc màu cam, trắng và đen xen kẽ nổi bật, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và thu hút.

- Cá hề là loài cá hiền lành, hòa đồng, ít hung hăng, nên có thể dễ dàng nuôi chung với các loài cá cảnh khác.

- Cá hề là loài cá tương đối dễ nuôi, không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện môi trường hay thức ăn.

VII. CÁ BÁ CHỦ

Vận dụng: Hây tìm hiểu, mô tả đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của một số loài cá cảnh được nuôi ở địa phương em.

Mô tả đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của Cá bảy màu (Guppy):

- Đặc điểm sinh vật học:

+ Kích thước: 3 - 6 cm

+ Màu sắc: Đa dạng, sặc sỡ

+ Tuổi thọ: 2 - 3 năm

+ Sinh sản: Đẻ con

- Yêu cầu ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ nước: 22 - 28°C

+ Độ pH: 6.5 - 8.0

+ Kích thước bể: 30 lít trở lên

+ Thức ăn: Trùn chỉ, thức ăn viên,

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều, Giải bài 9: Một số loài cá cảnh phổ chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều, Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều bài 9: Một số loài cá cảnh phổ

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net