Giải Ôn tập chuyên đề 2: Công nghệ sinh học trong thủy sản sách chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Bài làm chi tiết:
-Vai trò, thành tựu của công nghệ sinh học trong thủy sản
+ Trong sản xuất và chọn tạo giống thủy sản
+ Sản xuất thức ăn thủy sản
+ Xử lí môi trường nuôi
+ Phòng kiểm soát dịch bệnh
- Thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong thủy sản:
+ Trong sản xuất và chọn tạo giống thủy sản
+ Trong dinh dưỡng thức ăn thủy sản
+ Trong bảo vệ sức khỏe thủy sản
2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sinh sản và tạo giống thủy sản
- Trong sinh sản động vật thủy sản
+ Sinh sản nhân tạo
+ Bảo quản tinh trùng
- Trong chọn, tạo giống thủy sản:
+ Ứng dụng công nghệ đa bội
+ Điều khiển giới tính cá bằng hormone sinh dục
+ Ứng dụng chỉ thị phân tử
3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn thủy sản
- Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thức ăn bổ sung:
+ Trộn vào thức ăn
+ Động vật mang lá động vật phù du
- Ứng dụng enzyme trong sản xuất thức ăn:
+ Xử lí nguyên liệu thức ăn khó tiêu hóa
+ Bổ sung vào thức ăn thủy sản
4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản:
- Công nghệ vi sinh:
+ Chế phẩm sinh học
+ Lọc sinh học
+ Công nghệ biofloc
- Công nghệ Aquaponic
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh và sản xuất vaccine phòng bệnh thủy sản
- Công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh thủy sản:
+ Kĩ thuật miễn dịch
+ Công nghệ sinh học phân tử
- Công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh thủy sản
+ Phân lập vi khuẩn từ cá bệnh
+ Nhân sinh khối vi khuẩn tạo vaccine
+ Vaccine nguyên bào bất hoạt
Câu 1: Nêu một số thành tựu chính đã đạt được trong các lĩnh vực: sinh sản, chọn, tạo giống thuỷ sản, sản xuất thức ăn, xử lí môi trường nuôi, chẩn đoán bệnh và sản xuất vaccine phòng bệnh thuỷ sản.
Những thành tựu chính đã đạt được trong các lĩnh vực:
- Chọn, tạo giống thuỷ sản: Sinh sản nhân tạo thành công giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cả tra và nhiều loài thuỷ sản quý, hiếm; tạo được giống hàu tam bội, giống rô phi đơn tính đực, giống tôm chịu lạnh, giống cá tra kháng bệnh....
- Sản xuất thức ăn: Khô đậu nành lên men đã thay thế khoảng 70% bột cá trong sản xuất thức ăn cho nhiều loài thuỷ sản. Ví dụ: Khô đậu nành lên men băng vi khuẩn Bacillus subtilis natto làm tăng hàm lượng amino acid thiết yếu lên từ 8 đến 23% và giảm các chất kháng dinh dưỡng từ 50 đến 90%.
- Xử lí môi trường nuôi: Công nghệ nuôi tuần hoàn, công nghệ biofloc, chế phẩm sinh học ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường nước đã giảm thiểu thay nước, đảm bảo an toàn sinh học và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Chẩn đoán bệnh và sản xuất vaccine phòng bệnh thuỷ sản: KIT chẩn đoán đã được phát triển để phát hiện bệnh trên tôm và cá hồi. Vaccine phòng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên cả hổi, bệnh VNN trên cá song, bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.…
Câu 2: Trình bày một số triển vọng của công nghệ sinh học trong thuỷ sản.
Bài làm chi tiết:
Một số triển vọng của công nghệ sinh học trong thuỷ sản:
- Tạo giống thuỷ sản chủ lực tích hợp nhiều đặc tính mới, ưu việt theo hướng năng suất cao, có sức chống chịu tốt với bệnh dịch và điều kiện môi trường nuôi, chuyển giao và nhân rộng công nghệ này trong sản xuất.
- Ứng dụng, làm chủ công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh đối với nhiều bệnh nguy hiểm trên con giống giúp kiểm dịch chặt chẽ nhằm kiểm soát chất lượng con giống thuỷ sản hiệu quả.
- Phát triển công nghệ sinh sản để cải tiến chất lượng và quy mô đàn giống thuỷ sản chủ lực.
- Công nghệ sinh học sẽ giúp hình thành cơ sở dữ liệu chỉ thị phân tử (DNA marker) đối với nguồn gene của các loài thuỷ sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzyme, protein, vi sinh vật để tạo các sản phẩm, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng cho động vật thuỷ sản. Ứng dụng và làm chủ công nghệ tạo chế phẩm sinh học, enzyme nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng các phụ phẩm trong chế biến thực phẩm để tạo thành nguyên liệu cho chế biến thức ăn thuỷ sản.
- Ứng dụng và làm chủ công nghệ thế hệ mới để phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, giám định tác nhân gây bệnh một số bệnh quan trọng, bệnh mới nổi ở thuỷ sản, hỗ trợ hiệu quả và kịp thời cho quá trình điều trị bệnh.
- Nghiên cứu và sản xuất thuốc có nguồn gốc sinh học dễ diều trị bệnh, giảm thiểu sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu tạo vaccine thế hệ mới trong phòng bệnh thuỷ sản. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzyme, protein, vi sinh vật, tạo sản phẩm nâng cao sức đề kháng của động vật thuỷ sản đối với các tác nhân gây bệnh sinh học, phi sinh học.
Câu 3: Mô tả phương pháp kích thích sinh sản nhân tạo cho cá và tôm.
Bài làm chi tiết:
Phương pháp kích thích sinh sản nhân tạo cho cá và tôm:
- Cá:
Kích thích sinh sản bằng hormone sinh sản được sử dụng rộng rãi trong sinh sản nhiều loài cá (như cá chép, rô đồng, cá tra, cá song, cá vược,...). Một số loại chất kích thích sinh sản, còn gọi là kích dục tố như HCG, GnRHa, LRHa được tiêm cho cá bố mẹ khi buồng trứng và buồng sẹ đã phát triển đầy đủ, cá sẵn sàng tham gia sinh sản. Cá cái được tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 đến 8 giờ. Liều 1 là liều khởi động với lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều, liều 2 là liều quyết định, sử dụng 2/3 tổng liều hormone. Liều tiêm cho cá đực thường bằng 50% so với liều cho cá cái. Sau khi tiêm liều 2 từ 8 đến 12 giờ, cá mẹ được vuốt để thu trứng. Cá đực có thể được vuốt hoặc mổ để thu tỉnh dịch tuỳ từng loài. Trứng sau khi thụ tỉnh được đưa vào hệ thống ấp chuyên biệt.
- Tôm:
+ Cuống mắt tôm chứa phức hệ cơ quan điều tiết quả trình sản sinh hormone ức chế quá trình phát triển tuyến sinh dục và lột xác. Tôm chỉ ghép cặp sinh sản ngay sau khi tôm cái lột xác. Vì vậy, để kích thích sinh sản tôm, người ta có thể sử dụng phương pháp cất (đốt, thắt) cuống mắt tôm
+ Phương pháp cất cuống mất thường được sử dụng để kích thích sinh sản tôm nhưng được xem là phương pháp không đảm bảo quyền lợi động vật. Ấu trùng tạo ra từ phương pháp này có sức sống, khả năng phát triển và kháng bệnh kém hơn so với sinh sản tự nhiên.
Câu 4: Tìm hiểu và cho ví dụ về một số đối tượng nuôi đã được chọn, tạo giống thành công bằng công nghệ sinh học.
Bài làm chi tiết:
Tìm hiểu và cho ví dụ về một số đối tượng nuôi đã được chọn, tạo giống thành công bằng công nghệ sinh học:
- Cá rô phi: được nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, giúp tăng tốc độ sinh trưởng, cải thiện khả năng thích nghi với môi trường.
- Cá chình Nhật Bản: được nhân giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng thịt.
Câu 5: Nêu một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí nguyên liệu thức ăn khó tiêu hoá trước khi đưa vào sản xuất thức ăn thuỷ sản.
Bài làm chi tiết:
Một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí nguyên liệu thức ăn khó tiêu hoá trước khi đưa vào sản xuất thức ăn thuỷ sản:
- Sử dụng enzyme
- Sử dụng vi sinh vật
- Sử dụng kỹ thuật biến đổi gen
- Sử dụng các phương pháp xử lí khác
Câu 6: Trong công nghệ nuôi aquaponic, đối tượng sinh vật nào đóng vai trò là tác nhân xử lí chất thải cho môi trường nước?
Bài làm chi tiết:
Trong công nghệ nuôi aquaponic, đối tượng sinh vật đóng vai trò là tác nhân xử lí chất thải cho môi trường nước:
- Vi khuẩn nitrat hóa: chuyển đổi amoniac (chất thải từ cá) thành nitrat (dinh dưỡng cho cây).
- Vi khuẩn nitrite hóa: chuyển đổi nitrite (chất độc hại cho cá) thành nitrat (dinh dưỡng cho cây).
- Vi khuẩn phân hủy: phân hủy chất hữu cơ (thức ăn thừa, xác chết) thành amoniac.
Câu 7: Hãy chọn các cặp đáp án đúng liên quan đến các phương pháp ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.
Bài làm chi tiết:
Các cặp đáp án đúng:
A – E
B – D
C – G
Câu 8: Mô tả ứng dụng của kĩ thuật miễn dịch và công nghệ sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản.
Bài làm chi tiết:
Ứng dụng của kĩ thuật miễn dịch và công nghệ sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản:
Kĩ thuật miễn dịch là phương pháp chẩn đoán dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể.
Một kháng nguyên chỉ kết hợp với kháng thể do nó kích thích cơ thể tạo thành. Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể được sử dụng để xác định kháng nguyên hoặc kháng thể nếu một trong hai phân tử đã biết. Từ đó, xác định sự có mặt của tác nhân gây bệnh trong cơ thể động vật thuỷ sản.
Câu 9: Nêu một số phương pháp sử dụng vaccine thường dùng cho các đối tượng thuỷ sản
Bài làm chi tiết:
Một số phương pháp sử dụng vaccine thường dùng cho các đối tượng thuỷ sản:
- Tiêm vaccine trực tiếp vào cơ thể cá
- Trộn vaccine vào thức ăn cho cá
- Sử dụng súng bắn để đưa vaccine vào cơ thể cá
- …
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều, Giải Ôn tập chuyên đề 2: Công nghệ sinh chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều, Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm Nghiệp thủy sản cánh diều Ôn tập chuyên đề 2: Công nghệ sinh