Giải GDCD 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 19: Quyền tự do ngôn luận - trang 52 GDCD lớp 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

Quy định pháp luật về quyền  tự do ngôn luận.

  • Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
  • Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các buổi họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri…
  • Sử dụng quyền ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.

Trách nhiệm nhà nước:

  • Tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện....

Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự đo ngôn luận của công dân ?

a. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công đânễ

b. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.

c. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.

d. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

Trả lời:

Trong các tình huống trên, tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là:

b. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.

d. Chất vấn đại biểu Quốc hối, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

Câu 2: Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin....

Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào.

Trả lời:

Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.

Các bạn học sinh hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến, phát biểu trong dự thảo Luật giáo dục.

Để tham gia đóng góp ý kiến, các bạn có thể thực hiện bằng cách trực tiếp đóng góp ý kiến của mình tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo hoặc cách khác, bạn có thể viết thư đóng góp gửi tới cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo luật…

Câu 3: Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có...

Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết.

Trả lời:

Một số chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình trên đài phát thanh, kênh truyền hình là:

  • Hộp thư truyền hình
  • Chuyện của nhà nông
  • Tư vấn sức khỏe
  • Nhịp cầu tuổi thơ
  • VOV giao thông
  • Góc tâm sự…
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net