Giải sách bài tập Công dân 8 Kết nối bài 6 Xác định mục tiêu cá nhân

Hướng dẫn giải bài 6 Xác định mục tiêu cá nhân SBT Công dân 8 Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Em hãy phân loại các mục tiêu cá nhân dưới đây theo các lĩnh vực và theo thời gian.

a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. 

b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư. 

c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. 

d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. 

e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ấm cho trẻ em nghèo

Hướng dẫn trả lời:

  1. Bạn T - mục tiêu phát triển bản thân; mục tiêu dài hạn

  2. Anh K - mục tiêu sức khoẻ, mục tiêu ngắn hạn

  3. Chị M - Mục tiêu học tập; mục tiêu ngắn hạn

  4. Bạn G - Mục tiêu học tập; mục tiêu ngắn hạn

  5. Anh S - Mục tiêu cống hiến xã hội; mục tiêu ngắn hạn

2.  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao

a) Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì càng có khả năng đạt được cao hơn. 

b) Ghi nhớ mục tiêu ở trong đầu thì tốt hơn là viết ra giấy

c) Bên cạnh mục tiêu về học tập và phát triển bản thân thì mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ cũng là những mục tiêu quan trọng và cần thiết đối với học sinh. 

d) Chỉ cần đặt mục tiêu rõ ràng là đủ, thời hạn không quan trọng, lúc nào đạt được mục tiêu cũng được.

Hướng dẫn trả lời:

  1. Em đồng tình vì  mục tiêu rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì sẽ dễ dàng lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện, cũng như điều chỉnh nếu cần thiết. Khi có mục tiêu rõ ràng như vậy cũng chứng tỏ người đặt mục tiêu biết rõ mình muốn gì và đi tới đâu, chính vì vậy khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn là có mục tiêu không rõ ràng, chung chung. 

  2.  Em không đồng tình vì khi viết mục tiêu ra giấy sẽ nhìn thấy mục tiêu một cách rõ ràng trước mắt, nhắc nhở bản thân và khẳng định sự quyết tâm của mình.

  3. Em đồng tình vì việc học là quan trọng nhưng không phải là hoạt động duy nhất trong cuộc sống. Để có một cuộc sống cân bằng và ý nghĩa cần cả mục tiêu học tập, mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ.

  4.  Không đồng tình vì việc đặt ra thời hạn rất quan trọng, nếu không sẽ không biết khi nào mới đạt được mục tiêu, cũng không thể kiểm tra, đánh giá và thay đổi khi cần thiết.

3. Những mục tiêu dưới đây có đúng theo nguyên tắc S.M.A.R.T không? Nếu không, em hãy viết lại cho đúng và giúp các bạn lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó theo các bước đã học.

a) Mục tiêu của bạn T là đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sức khỏe hằng năm. 

b) H mong muốn năm nay sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn năm trước. c) Năm học này, M muốn học thật tốt môn Ngữ văn. 

Hướng dẫn trả lời:

  1.  Mục tiêu của bạn T là đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sức khoẻ hằng năm với chỉ số cân nặng phù hợp (ví dụ:55 kg).

  2. H mong muốn năm nay sẽ tiết kiệm được 1.000.000 đồng.

  3. Năm học này, M muốn học thật tốt môn Ngữ văn với điểm tổng kết là 8,0.

4. Em đồng tình hay không đồng tình với bạn nào dưới đây? Giải thích vì sao? 

a) G không bao giờ lập mục tiêu vì cho rằng khi dự định làm một điều gì đó, nên im lặng mà làm chứ không nên nói ra, không nên viết mục tiêu bởi bạn sợ “nói trước bước không qua”. 

b) N cho rằng chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, dán khẩu hiệu ở góc học tập là đủ, làm đến đâu hay đến đấy, không cần lập kế hoạch vì như vậy sẽ linh hoạt và chủ động hơn.

Hướng dẫn trả lời:

  1.  Không đồng tình với G. Khi muốn làm một việc gì đó, việc đặt mục tiêu sẽ giúp cho ta tập trung hơn, biết rõ và ghi nhớ điều mình mong muốn. Từ đó có cơ sở cho việc lập kế hoạch, hành động mỗi ngày để hướng đến mục tiêu. Như vậy, khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn chứ không phải là “nói trước bước không qua”.

  2.  Không đồng tình với N. Việc đặt mục tiêu rõ ràng và dán khẩu hiệu ở góc học tập là chưa đủ, cần có một kế hoạch với danh sách các việc cần làm, thời hạn cụ thể thì mới có thể theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Nhờ đó, khi nhìn lại, nếu cần điều chỉnh gì thì cũng thấy rõ cần điều chỉnh ở đâu và như thế nào, vừa đảm bảo việc linh hoạt, vừa dễ theo dõi. 

5.  Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi: 

Hai bạn D và Y thảo luận, D cho rằng nhiệm vụ của học sinh là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khoẻ, tài chính,... 

Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao

Hướng dẫn trả lời:

Đồng tình với ý kiến của bạn Y vì học tập là việc quan trọng của học sinh nhưng học tập cũng cần có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, phù hợp với mục đích sống và khả năng hiện tại của học sinh. Bên cạnh đó, cuộc sống của học sinh không phải chỉ xoay quanh việc học. Ngoài mục tiêu liên quan đến việc học tập thì mục tiêu về sức khoẻ, gia đình, bạn bè,... cũng rất cần thiết để có một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc.

6.  Mục tiêu cá nhân quan trọng nhất em muốn đạt được trong vòng một năm tới là gì? Em hãy vận dụng cách đặt mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu. Sau đó, hãy thiết kế mục tiêu và kế hoạch thành một tấm poster để nhắc nhở mình hành động mỗi ngày hướng đến mục tiêu đã định.

Hướng dẫn trả lời:

Mục tiêu cá nhân quan trọng nhất em muốn đạt được trong vòng một năm tới là đạt điểm cao môn toán trong kì thi cuối năm.

Mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu là:

Mục tiêu môn Toán trong kì thi cuối năm là 9 điểm

Kế hoạch để đạt mục tiêu:

Trong kì học 1 em sẽ tập trung học các kiến thức cơ bản thật tốt và ôn luyện các dạng đề cơ bản để ôn tập thật tốt kiến thức của bản thân

Đầu kì 2 em sẽ làm các dạng đề nâng cao và các bài tập để ôn tập và làm quen với các dạng đề khác nhau.

Cuối kì tập trung học và làm nhiều bài tập thầy cô cho phân bổ thời gian để làm nhiều dạng đề nâng cao hơn.

7. Em hãy sưu tầm câu chuyện về một người thành công mà em ngưỡng mộ. Người đó đã đặt ra cho mình những mục tiêu nào? Quá trình thực hiện của họ ra sao? Em học hỏi được gì cho bản thân và sẽ áp dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mình

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện thành công của chị gái em đã đặt mục tiêu thi đỗ trường đại học sư phạm Hà Nội.

Chị đã đặt mục tiêu 28 điểm

Lộ trình học bắt đầu từ năm lớp 11 để đạt được mục tiêu 28 điểm.

Chị chia nhỏ các môn và các phần lý thuyết ôn tập thật kĩ và học ghi nhớ note lại kiến thức quan trọng để không bị bỏ lỡ, ôn tập các dạng đề cơ bản để nắm bắt và làm quen các dạng đề mới của các trường để ôn tập.

Lớp 12 tập trung vào học nâng cao và dành nhiều thời gian làm đề ôn tập thêm kiến thức mở rộng.

 

Em học hỏi được rất nhiều từ lộ trình học và đạt mục tiêu từ chị gái của mình giúp mình có một lộ trình học và đạt mục tiêu rõ ràng dễ dàng tiếp cận gần với mục tiêu đã đề ra mà không lo bị chệch hướng đi.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập công dân 8 Kết nối, Giải SBT công dân 8 KNTT bài 6, Giải sách bài tập công dân 8 KNTT bài 6 Xác định mục tiêu cá nhân

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com