Giải sách bài tập Công dân 8 Kết nối bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy, nổ và các chất độc hại

Hướng dẫn giải bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy, nổ và các chất độc hại SBT Công dân 8 Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a/ Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? 

A. Tất cả mọi người 

B. Các công ty tư nhân 

C. Các doanh nghiệp nhà nước 

D. Một số tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. b/ Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ? 

A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép. 

B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế pháo nổ. 

C. Lên án, phê phán những hành động vì lợi nhuận mà sử dụng, tàng trữ vũ khí, chất nổ. 

D. Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức chấp hành quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ. 

c/ Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm? 

A. Ăn chín, uống sôi. 

B. Ăn bất kể đồ ăn gì. 

C. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến. 

D. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. 

d/ Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là 

A. ngày 4 tháng 10                C. ngày 14 tháng 10 

B. ngày 14 tháng 4                 D. ngày 10 tháng 4

Hướng dẫn trả lời:

  1. D

  2. B

  3. B

  4. A

2. Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông có thể gây ra cháy nổ, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

b) Công an được sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm

c)  Tự do buôn bán, sử dụng chất độc hại thì con người sẽ bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng. 

d) Có thể tự do sử dụng hoá chất để bảo quản trái cây.

Hướng dẫn trả lời:

a) Em tán thành vì việc vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông sẽ có thể gây ra cháy nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản. Việc vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng thuốc pháo, thuốc nổ theo quy định.

b) Em tán thành vì công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm sẽ giúp cho lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm sự bình yên của xã hội.

c) Em tán thành vì nếu không kiểm soát việc buôn bán, sử dụng chất độc hại sẽ dẫn đến các cá nhân có thể mua được các hoá chất nguy hiểm để sử dụng sai mục đích, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người dân. 

d) Em không tán thành vì nếu ăn các loại trái cây này, người tiêu dùng sau một thời gian có thể bị mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả bệnh ung thư.

3. Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?

a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí.

b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà. 

c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. d) Không tắt quạt điện, tivi khi ra khỏi nhà. 

Hướng dẫn trả lời:

a) Nếu tất cả mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí thì các vụ bắn người, các vụ khủng bố, trả thù, phá hoại bằng bom, mìn sẽ thường xuyên xảy ra gây nên nhiều thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và gây rối loạn an ninh, chính trị, xã hội. 

b) Nếu cất trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà thì sẽ có nguy cơ xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản. 

c) Nếu sử dụng mọi hoá chất để sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm thì các vụ ngộ độc thực phẩm sẽ gia tăng, đồng thời gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. 

d). Nếu không tắt quạt điện, tivi khi ra khỏi nhà thì các thiết bị điện này thể bị chập điện gây ra cháy nhà, nổ bình ga,... 

4. Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?

a) Nhà K có hai khu trồng rau riêng biệt, một khu trồng rau cho gia đình ăn thì chỉ tưới nước, một khu trồng rau để bán thì có sử dụng phân hoá học và thường xuyên phun thuốc trừ sâu. 

b) Nhặt được một quả lựu đạn, G liền rủ T cùng rút chốt của lựu đạn ra để xem bên trong có gì. 

c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời. 

d). Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để dọa mọi người. 

e) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.

Hướng dẫn trả lời:

a) Việc làm của gia đình K có thể gây hậu quả nghiêm trọng, vì thuốc trừ sâu được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại côn trùng, cỏ dại, nấm và các loài gây hại khác nhưng thuốc trừ sâu cũng có khả năng gây độc cho con người. Chúng có thể gây ra các tác động xấu đến sức khoẻ, bao gồm ung thư, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, hệ miễn dịch hoặc thần kinh,... 

b) Việc làm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng như bị thương, tử vong. Theo quy định của Bộ Quốc phòng, lực lượng thu gom, xử lí bom, mìn, đạn sót lại trong chiến tranh phải có giấy phép hành nghề, phải là lực lượng chuyên trách. Người dân, đặc biệt là trẻ em trong các vùng còn ô nhiễm bom mìn, khi phát hiện có bom, mìn, đạn phải báo cho cơ quan quân sự địa phương hoặc chính quyền nơi gần nhất để có biện pháp xử lí. Nghiêm cấm tự ý thu gom, tháo gỡ, buôn bán các loại vật nổ còn sót lại,... 

c) Việc làm này có thể gây ra các vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng người dân do việc sử dụng các bình ga sang chiết lậu, kém chất lượng. 

d) Hành động của anh M gây đe dọa đến tính mạng của người khác và vi phạm pháp luật khi tàng trữ vũ khí, đem vũ khí trái phép ra để đe doạ tính mạng của người khác.

e) Việc quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong có thể gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản. Ngoài ra việc quên không tắt bếp ga có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn gây thiệt hại nghiêm trọng tới tính mạng người khác cũng như chính người thân trong gia đình.

5. Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy:

a)  Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi. 

b) Người tàng trữ, sử dụng súng.

c) Người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán

d) Người định cưa, đục bom, đạn pháp để lấy thuốc nổ.

Hướng dẫn trả lời:

a) Thấy các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra chơi nghịch, em sẽ yêu cầu các em dừng lại ngay hành vi của mình, sau đó báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lí. 

b) Thấy người tàng trữ, sử dụng súng, em sẽ báo cáo với cơ quan chức năng để giải quyết. 

c) Thấy người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán, em sẽ ngăn chặn hành động đó, yêu cầu họ không được làm như vậy, phân tích để họ thấy được rõ tác hại nghiêm trọng của việc thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể con người. 

d) Thấy người định cưa, đục, tháo chốt bom mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ, em sẽ ngăn chặn hành vi đó và yêu cầu họ dừng ngay những hành động của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu như họ không chịu nghe, em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, xử lí.

6. Em hãy tư vấn giúp bạn trong các trường hợp sau:

a) Khi bị rò rỉ ga, nên làm gì và không nên làm gì? 

b) Khi bị ngộ độc thực phẩm, nên làm gì? 

c) Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Khi bị rò rỉ ga nên làm:

  • Tìm cách khóa van bình gas lại và tuyệt đối không ngắt/mở các thiết bị điện

  • Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, Ví dụ: quạt nan hoặc bìa cứng để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.

  • Mở hết các cửa để khí gas thoát ra ngoài.

  • Nhanh chóng di chuyển ra ngoài kêu gọi mọi người hỗ trợ.

Không nên làm:

  • Không sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt…

  • Tuyệt đối không gọi điện thoại tại khu vực có mùi gas.

b) Khi bị ngộ độc thực phẩm, nên làm:

  • Cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.

  • Trường hợp nạn nhân không thể nôn được, cần cho uống than hoạt tính để hấp thu các chất độc.

  • Khi nạn nhân có biểu hiện tiêu chảy, không nên uống thuốc cầm tiêu chảy mà cần cho bệnh nhân tiêu ra hết

  • Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho uống oresol pha với 1 lít nước hoặc pha 1/2 muỗng cà phê muối với 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước. 

  • Trường hợp nạn nhân có biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị.

  • Khi xảy ra ngộ độc, cần bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

c) Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa sạch tay, và bề mặt tất cả dụng cụ bếp cũng như thực phẩm, rau xanh tươi sống

  • Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín

  • Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh

  • Ăn ngay khi nấu

  • Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp

  •  Bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh

7. Em hãy nêu trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Hướng dẫn trả lời:

Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- tự giác tìm hiểu và  thực hiện các quy định về phòng chống tai nạn vũ khí ,cháy ,nổ  và các chất độc hại

- tuyên truyền vận động gia đình bạn bè và mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định

 -tố cáo ,lên án hành vi vi phạm pháp luật hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định  về phòng ngừa vũ khí ,cháy nổ và các chất độc hại.

8.  Hãy nêu những việc mà địa phương em đã làm để thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc mà địa phương em đã làm để thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

-  Mọi gia đình đều thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.

-  Khoá bình ga sau khi đã nấu xong.

-  Tắt hết điện khi ra khỏi nhà.

-  Không sử dụng hóa chất độc hại chê biến thực phẩm.

-  Sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch...

-  Sử dụng súng săn có đăng ký giấy phép sử dụng.

9.  Em hãy viết một đoạn văn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Trong xã hội hiện nay vấn đề về phòng chống tai nạn vũ khí,cháy nổ,...đã  trở thành một chủ đề đáng lo ngại.Về vấn đề này,nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của mỗi người dân,nếu như mọi người đều có ý thức phòng ngừa thì sẽ giảm được các vụ tai nạn về vũ khí,cháy nổ,...nếu như các vấn đề này được giải quyết thì thiệt hại về người sẽ được giảm xuống đáng kể,nhưng nếu còn để vấn nạn này tiếp tục diễn ra mà không có các biện pháp để phòng tránh thì số người tử vong sẽ rất cao.Về vấn đề trên các cơ quan chức năng cần vào cuộc để sớm có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này,ngày nào các vấn nạn này còn xảy ra thì người dân vẫn chưa hẳn sống trong an toàn.Xã hội chúng ta bây giờ đang trên đà phát triển mạnh,nên các vấn đề trên cần được xử lý sớm,để xã hội chúng ta phát triển lành mạnh,văn minh ở mọi mặt.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập công dân 8 Kết nối, Giải SBT công dân 8 KNTT bài 9, Giải sách bài tập công dân 8 KNTT bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy, nổ và các chất độc hại

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com