Câu hỏi: Hãy kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.
Hướng dẫn giải:
Các hậu quả của chiến tranh và bom mìn tại Quảng Trị đã để lại nhiều thương tật và tử vong. Ngộ độc thực phẩm và cháy nổ là những vấn đề nghiêm trọng khác gây ra thiệt hại lớn trên toàn quốc trong những năm 1998-2002.
1. Phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu hỏi:
a. Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những loại tai nạn nào? Theo em, còn có những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại nào khác.
b. Hành vi của một số nhân vật trong các bức tranh trên có nguy cơ dẫn đến những tai nạn gì? Hãy kể thêm một số nguy cơ khác mà em biết,
c. Trong các thông tin, trường hợp trên, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây ra những hậu quả gì? Hãy kể thêm một số hậu quả khác do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
Hướng dẫn giải:
a. Trường hợp trên đề cập đến những loại tai nạn: thiết bị điện quá tải, bom đạn, ngộ độc.
Những loại tai nạn khác: rò rỉ khí ga, điện quá tải, nguyên vật liệu dễ cháy nổ,....
b. Những tai nạn có thể xảy ra: cháy nổ và tai nạn bởi súng tự chế.
c. Hậu quả: gây sát thương và dễ gây cháy nổ tới những người xung quanh, mất trật tự an toàn xã hội,...
- Một số hậu quả khác: chết người; ảnh hưởng đến sức khỏe; thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; gây tàn phế; ô nhiễm môi trường.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
Câu hỏi: a. Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 2, 3. 4, 5 đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, ...như thế nào?
b. Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Hướng dẫn giải:
a. Anh D từ chối làm pháo
Bắt giam đối tượng chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ.
Ông B đã sử dụng hóa chất để làm sạch nội tạng và đồ ăn
Anh Q nhanh chóng gọi cứu hỏa, hô hoán khi thất một ngôi nhà bốc khói lên.
b. Một số quy định khác:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ về quy định an toàn.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu hỏi: a. Em hãy cho biết những nhân vật trong các bức tranh trên đã làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
b. Em hãy chỉ ra trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, nổ và các chất độc hại.
c. Nêu những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, nổ và các chất độc hại..
Hướng dẫn giải:
a. Thấy vật giống mình hỏi người lớn can thiệp để báo cơ quan chức năng
Tuyên truyền về các vũ khí cháy nổ, nguy hiểm
Tuyên truyền cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình
Tố cáo hành vi mua bán chế tạo pháo.
b. Trách nhiệm của công dân:
- Tự giác tìm hiểu nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ...
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại....
c. Những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, nổ và các chất độc hại:
Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các qui định.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các qui định trên
Câu hỏi 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
b. Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cứu hỏa.
c. Các tai nạn hóa chất độc hại có thể để lại hậu quả xấu đối với những thế hệ sau
d. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là góp phần bảo vệ và phát triển đất nước.
Hướng dẫn giải:
Em tán thành: c, d
Em không tán thành: a, b
Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm tự giác tìm hiểu nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ...
Câu hỏi 2: Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?
a. Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí
b. Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà.
c. Sử dụng mọi hóa chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
d. Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.
Hướng dẫn giải:
Các trường hợp tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:
a. Gây chết người, tranh chấp, phạm pháp
b. Gây cháy nổ, chết người.
c. Rò rỉ hóa chất, cháy nổ, gây ngộ độc thực phẩm
d. Dễ gây cháy nhà, rò rỉ điện.
Câu hỏi 3: Theo em, những hành vi dưới đây có thể dẫn đến những hậu quả gì?
a. Chị C gọi vào số điện thoại cứu hỏa để trêu đùa.
b. Bà Q hái nấm lạ trong rừng về nấu ăn.
c. Nhặt được vật thể lạ trong rừng về nấu ăn.
d. Anh K mở bật lửa kiểm tra bình xăng xe máy.
Hướng dẫn giải:
a. Gây hoang mang và làm cho đội cứu hỏa không phân biệt được đâu là cháy thật cần đội cứu hỏa tới giúp đỡ.
b. Gây ngộ độc, chết người.
c. Gây cháy nổ, chết người, sát thương cho người khác.
d. Cháy nổ và cháy xe máy, gây chết người
Câu hỏi 4: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a. Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh....
Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?
b. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu út. Bạn thấy cậu út thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả...
Nếu là bạn T, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ nói gì với cậu út.
c. Hai bạn M và P đang bắt cua ở con mương gần nhà thì vô tình mò được một vật có hình dạng giống khẩu súng được bao bọc kĩ....
Nếu là bạn M, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn giải:
a. Nếu là A em sẽ nói với bố mẹ về nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại rất nguy hiểm
b. Nếu là bạn T em sẽ nói với cậu út nguy cơ độc hại và gây ngộ độc của thuốc trừ sâu cho người ăn
c. Nếu em là bạn M em sẽ nói cho bạn P biết nguy cơ về việc tàng trữ, vũ khí rất nguy hiểm có thể gây chết người, đồng thời nếu không giao cho cơ quan chức năng thì sẽ là hành vi phạm pháp luật
Câu hỏi 5: Em đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào? Đối với những việc thực hiện chưa tốt, hãy nêu cách khắc phục theo bảng gợi ý dưới đây:
Việc đã thực hiện tốt | Việc chưa thực hiện tốt | Cách khắc phục những việc chưa thực hiện tốt |
Hướng dẫn giải:
Việc đã thực hiện tốt | Việc chưa thực hiện tốt | Cách khắc phục những việc chưa thực hiện tốt |
- Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ. | + Thường xuyên mua và sử dụng đồ ăn vặt trước cổng trường. + Sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm. | - Hạn chế mua và sử dụng đồ ăn vặt. - Chỉ mua và sử dụng những thực phẩm/ đồ ăn rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng đảm bảo. - Không sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm. |
Câu hỏi: Em hãy viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
Trong xã hội hiện nay, việc phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ... là một chủ đề đáng lo ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của mỗi người dân. Nếu mọi người đều có ý thức phòng ngừa, số người tử vong sẽ giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp để phòng tránh, số người chết vì các vấn đề này sẽ rất cao. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để giải quyết triệt để vấn đề này. Việc giải quyết sớm các vấn đề trên là cần thiết để xã hội phát triển lành mạnh và văn minh.