Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 8 Đồ chơi dân gian

Hướng dẫn giải bài 8 Đồ chơi dân gian SBT Công nghệ 4 chân trời. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Em hãy nối hình minh hoạ các đồ chơi dân gian ở cột B với tên gọi ở cột B sao cho phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Cột A

Cột B

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Trống cơm

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Con lân

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Chong chóng

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Đèn ông sao

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Con diều

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Mặt nạ giấy bồi

2. Em hãy cho biết đâu là đồ chơi dân gian có trong những hình ảnh dưới đây.

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Hướng dẫn trả lời:

  • Đồ chơi dân gian:

  • Trống bỏi

  • Con rối gỗ

  • Cào cào lá dừa

3. Em hãy nối tên các bước sử dụng đồ chơi dân gian với thứ tự sao cho phù hợp.

Bước 1

a. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.

Bước 2

b. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.

Bước 3

c. Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.

Bước 4

d. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Bước 1 - d. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.

Bước 2 - b. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.

Bước 3 - c. Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.

Bước 4 - a. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.

4. Em hãy cùng bạn mô tả cách chơi thả diều theo đúng thứ tự các bước đã học.

Hướng dẫn trả lời:

Bước

Mô tả

1

Bước 1. Chuẩn bị:

  • Mang diều đến địa điểm thích hợp đã chọn.

  • Cầm vào chỗ nối giữa các sợi dây diều và đưa ra trước gió.

2

Bước 2. Bắt gió cho diều:

  • Chạy về phía trước khoảng 20 m theo hướng ngược chiều gió.

  • Thả diều ra khi diều đã gặp được gió, đồng thời cầm dây giật và điều chỉnh cho diều ổn định.

3

Bước 3. Thả diều:

  • Khi diều đã gặp được gió, thả dây diều ra từ từ, không quá chủng hay quá căng.

  • Nắm sợi dây diều, giật lại luân phiên và nới thêm dây để diều bay cao hơn.

4

Bước 4. Thu diều và bảo quản diều:

  • Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn.

  • Bảo quản diều cẩn thận.

5. Em hãy đánh dấu (v) vào [   ] chỉ những lưu ý khi chơi thả diều.

[   ] Chọn loại điều theo sở thích và phù hợp với lứa tuổi.

[   ] Nên thả diều ở bãi đất rộng, không gần khu vực có dây điện, kênh rạch,...

[   ] Thả diều trên đường có nhiều phương tiện giao thông qua lại.

[   ] Chọn mùa nắng và những ngày có nhiều gió để thả diều thuận lợi hơn.

Hướng dẫn trả lời:

[ v ] Chọn loại điều theo sở thích và phù hợp với lứa tuổi.

[ v ] Nên thả diều ở bãi đất rộng, không gần khu vực có dây điện, kênh rạch,...

[   ] Thả diều trên đường có nhiều phương tiện giao thông qua lại.

[ v ] Chọn mùa nắng và những ngày có nhiều gió để thả diều thuận lợi hơn.

6. Em hãy nối thứ tự các bước ở cột A với tên bước ở cột B sao cho đúng với các bước chơi thả diều.

Cột A

Cột B

Bước 1

Bắt gió cho diều

Bước 2

Chuẩn bị

Bước 3

Thả diều

Bước 4

Chọn vị trí thả diều

 

Thu diều và bảo quản diều

Hướng dẫn trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Bắt gió cho diều

Bước 3: Thả diều

Bước 4: Thu diều và bảo quản diều

7. Em hãy điền tên đồ chơi dân gian có trong các hình dưới đây.

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Hướng dẫn trả lời:

a. Chơi chuyền (chơi banh đũa)

b. Tò he

c. Đánh cù

d. Ô ăn quan 

e. Ném pao

g. Tàu thuỷ sắt tây

8. Cho các cụm từ sau: địa điểm, điều kiện, đồ chơi, an toàn, cách chơi, hướng dẫn, bảo quản. Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

  • Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần

1. Lựa chọn đồ chơi, … và … phù hợp.

2. Tìm hiểu … và …

3. Sử dụng đồ chơi theo …

4. Vệ sinh và … đồ chơi.

Cần đảm bảo … khi thả diều, nên chọn bãi đất rộng, khu vực không có nhiều phương tiện giao thông qua lại, khu vực không có dây điện, kênh rạch,...

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần

1. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp.

2. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.

3. Sử dụng đồ chơi theo hướng dẫn.

4. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.

Cần đảm bảo an toàn khi thả diều, nên chọn bãi đất rộng, khu vực không có nhiều phương tiện giao thông qua lại, khu vực không có dây điện, kênh rạch,...

9. Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian và viết cách chơi đồ chơi đó vào chỗ trống dưới đây.

  • Tên đồ chơi dân gian:

  • Cách chơi:

Hướng dẫn trả lời:

  1. Tên đồ chơi dân gian: 

Ô ăn quan

  1. Cách chơi:

Giải sách bài tập Công nghệ 4 Chân trời bài 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

Quân chơi ô ăn quan 2 người

Trong cách chơi ô ăn quan 2 người sẽ chia ra 2 loại quân đó là dân và quan. Số quân này thường được sử dụng các loại sỏi, đá, hạt nhựa có kích thước vừa phải để người chơi cầm nắm. Tuy nhiên với quân quan thì đặc biệt lưu ý là kích thước cần lớn hơn hẳn để dễ dàng phân biệt. Số lượng của quân quan cố định là 2. Số lượng quân dân có thể tuỳ theo luật và người chơi với mức phổ biến thường có là 50.

Sắp xếp vị trí quân chơi ô ăn quan 2 người

Để bắt đầu chơi, chúng ta sẽ sắp xếp vị trí các quân chơi vào đúng ô quy định. Quân ở các ô ăn quan sẽ được chia đều ở 2 hình bán nguyệt hai bên mỗi ô 1 viên. Số quân dân còn lại sẽ được chia đều vào các ô vuông còn lại. Phổ biến nhất là 5 viên ở mỗi ô, tổng 50 viên.

Sắp xếp vị trí người chơi ô ăn quan 2 người

Mỗi vòng chơi sẽ có 2 người chơi ngồi đối diện nhau dọc theo chiều dài của hình chữ nhật. Người chơi có nhiệm vụ giám sát các ô vuông thuộc bên mình ngồi, thường là 5 ô.

Hướng dẫn chi tiết cách chơi ô ăn quan 2 người

Để bắt đầu lượt chơi đầu tiên, người chơi có thể thỏa thuận với nhau hoặc oẳn tù tì. Người bắt đầu sẽ cầm lên toàn bộ quân trong ô vuông gần nhất trong số 5 ô vuông thuộc quyền quản lý của mình. Sau đó lần lượt rải chúng vào các ô vuông khác bên cạnh mỗi ô 1 viên. Có thể chọn rải xuôi hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Khi rải xong, một số tình huống sẽ phát sinh:

 

  • Trường hợp liền kề sau ô cuối cùng vừa rải là một ô vuông có quân. Người chơi sử dụng tiếp các số quân ở ô đó và rải tiếp theo chiều như trên.

  • Nếu ô liền kề sau đó là một ô trống sau đó đến một ô có chứa quân. Không phân biệt ô ăn quan hay dân thì bạn sẽ bị mất lượt đối với số quân trong ô đó. Số quân đó sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để khi kết thúc dùng để tính điểm.

  • Nếu liền kề sau ô vừa bị mất lượt lặp lại là một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi sẽ được ăn số quân ở ô đó. Người chơi hoàn toàn có thể tính toán để ăn hết số quân chỉ trong một lượt chơi.

  • Nếu một ô được gọi là ô nhà giàu tức là ô đó chứa rất nhiều dân. Người chơi hoàn toàn có thể tính toán để tích nhiều quân vào 1 ô. Sau đó ăn hết 1 lần để tích điểm.

  • Nếu ô liền tiếp phía sau là 2 ô trống hoặc ô ăn quan có chứa quân ngay sau khi vừa ăn ở ô trước thì người chơi mất lượt.

  • Nếu đến lượt chơi nhưng tất cả ô vuông thuộc quyền kiểm soát đều trống. Lúc này người chơi sẽ phải dùng đến 5 quân dân vừa ăn được. Sau đó rải đều vào 5 ô vuông để tiếp tục di chuyển.

  • Nếu người chơi không có đủ số dân là 5 thì cần mượn của đối phương. Sau đó sẽ trả lại trừ đi khi tính điểm.

  • Vòng chơi được xem là đã kết thúc khi toàn bộ số dân và quan có trên bàn chơi đều đã bị ăn hết. Nếu ở 2 ô quan đã hết quân nhưng ở dân vẫn còn thì còn ở ô thuộc quyền kiểm soát của ai sẽ chia cho người đó. Ở ô quan có số dân ít hơn 5 thì được gọi là quan non. Một số luật có thể quy định không được ăn quan non để kéo dài thời gian chơi

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Công nghệ 4 chân trời, Giải SBT công nghệ 4 CTST bài 8, Giải sách bài tập Công nghệ 4 CTST bài 8 Đồ chơi dân gian

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net