Bài tập 1. Em hãy cho biết tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên..
Hướng dẫn trả lời:
Cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì:
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội,cuộc sống mỗi người sẽ được đầy đủ, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ,đạo đức, tinh thần.
Bài tập 2. Em hãy liệt kê một số quy định cơ bản của pháp luật và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Hướng dẫn trả lời:
Nêu các quy định khác về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Khoản 4 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Khoản 12 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Khoản 4 điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi: hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Khoản 1 điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi: đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.
Bài tập 3. Em hãy kể ra một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hướng dẫn trả lời:
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
5. Tích cực trồng cây xanh
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Bài tập 4: Em hãy đánh dấu X vào những hành vi, việc làm mà học sinh có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
STT | Hành vi, việc làm |
|
1 | Sử dụng hộp xốp, túi nilon để gói/ chứa đồ ăn |
|
2 | Thường xuyên mua quần áo mới. |
|
3 | Sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh, sành sứ thay thế cho các đó dùng băng nhựa. |
|
4 | Hạn chế sử dụng các sản phẩm, vật dụng dùng một lần. |
|
5 | Xả rác trực tiếp ra môi trường. |
|
6 | Phân loại rác trong gia đình. |
|
7 | Tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh, làm sạch trường lớp và nơi ô |
|
8 | Nhắc nhở người xung quanh khi họ có hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. |
|
9 | Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân. |
|
10 | Sử dụng các phương tiện có nhân, không sử dụng phương tiện công cộng |
|
Hướng dẫn trả lời:
STT | Hành vi, việc làm |
|
1 | Sử dụng hộp xốp, túi nilong để gói/ chứa đồ ăn |
|
2 | Thường xuyên mua quần áo mới. |
|
3 | Sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh, sành sứ thay thế cho các đó dùng băng nhựa. | x |
4 | Hạn chế sử dụng các sản phẩm, vật dụng dùng một lần. | x |
5 | Xả rác trực tiếp ra môi trường. |
|
6 | Phân loại rác trong gia đình. | x |
7 | Tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh, làm sạch trường lớp và nơi ô | x |
8 | Nhắc nhở người xung quanh khi họ có hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. | x |
9 | Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân. | x |
10 | Sử dụng các phương tiện có nhân, không sử dụng phương tiện công cộng |
|
Bài tập 6. Em hay các đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. Gia đình bạn H sống bằng nghề trồng rau. Rau của nhà bạn H cung cấp cho rất nhiều cửa hàng quanh khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc rau, bộ mẹ bạn ấy đã dùng khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nh thuốc trị sâu, trừ nấm, diệt cỏ,...
Câu hỏi:
Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn H không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em không đồng tình. Vì việc phun thuốc vào rau gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh và gây ô nhiễm môi trường
Nếu em là bạn H, em sẽ nói gì với bố mẹ?
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ bảo bố mẹ không nên phun thuốc độc hại nữa mà thay vào đó chăm sóc rau bằng biện pháp thủ công, phân bón hữu cơ thân thiện môi trường
Tình huống 2. Nha bạn K ở cạnh một hồ nước lớn. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân trong khu vực đầu đến hồ nước này để thả cá rồi vứt lại túi ni lông xuống hồ hoặc ngay trên bờ.
Câu hỏi:
-Em có đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em không đồng tình, vì điều này sẽ mất thẩm mỹ khu vực chung và gây ra ô nhiễm môi trường
-Nếu em là bạn K, trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo năm nay, em sẽ làm gì để mọi người không còn vứt túi ni lông bừa bãi?
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ để thùng rác gần đó để mọi người vứt đúng nơi quy định. Ra sức nhắc nhở người dân và lập bảng không vứt rác bừa bãi ở khu vực ven hồ.
Bài tập 7. Em hãy xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1. Em phát hiện nhà máy X xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường.
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ báo cho cơ quan chức năng địa phương gần nhất để những người có thẩm quyền xử lý vụ việc
Tình huống 2. Em thấy anh T dùng lưới mắt nhỏ đã đánh bắt cá
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ khuyên anh ấy không nên đánh bắt cá như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường
Tình huống 3. Em phát hiện Công ty Y khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ báo cho cơ quan chức năng địa phương gần nhất để những người có thẩm quyền xử lý vụ việc
Tình huống 4. Em và đội tình nguyện của trường được giao nhiệm vụ trong một tuần phải xử lý bãi rác trên khu đất trống của một khu dân cư và không để nó xuất hiện trở lại.
Hướng dẫn trả lời:
Em và đội tình nguyện sẽ cố gắng hoàn thành xong công việc, nếu công việc quá lớn sẽ gọi các bên liên quan khác hỗ trợ thực hiện theo kế hoạch
Bài tập 8. Từ câu nói:” Đồ dùng nhựa: tiện ích tức thời – tác hại lâu dài”em hãy viết một bài thuyết trình hoặc thiết kế poster với nội dung tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng để nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hướng dẫn trả lời:
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận rằng, vật dụng bằng nhựa có nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Theo thống kê, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nhựa, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nilon, 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần, gần 1/3 túi nilon sau khi sử dụng không được thu gom và xử lý đã làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất thải nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh hoạt của con người (chất thải nhựa chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc môn; là cục nam châm hút các chất độc khác như dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu).
Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.
Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.
Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
Mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Với những cảnh báo từ thiên nhiên về tình trạng báo động đỏ của rác thải nhựa. Mỗi một chúng ta bằng hành động nhỏ nhất hãy góp phần cải tạo môi trường ngay từ bây giờ, hãy vì một hành tinh xanh sạch đẹp không rác thải nhựa.