Giải sách bài tập GDCD 8 Chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Hướng dẫn giải bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo SBT giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Em hãy khoanh tròn vào các câu trả lời đúng ( có thể chọn nhiều câu trả lời)

Câu 1. Cần cù là:

A Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên trong công việc
B Tìm tòi cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả
C Làm việc theo cảm hứng
D Làm việc khi có sự nhắc nhở của người khác

Hướng dẫn trả lời:

Chọn A Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên trong công việc

Câu 2. Sáng tạo là:

A Làm việc một cách miệt mài, thường xuyên
B Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình
C Làm việc một cách tích cực khi có sự nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô
D Say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động

Hướng dẫn trả lời:

Chọn D Say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động

Câu 3: Cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?

A Mất nhiều thời gian, công sức, có khi không mang lại hiệu quả
B giúp nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng
C giúp tiết kiệm thời gian, công sức
D giúp đạt được hiệu quả cao trong công việc

Hướng dẫn trả lời:

B giúp nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng
D giúp đạt được hiệu quả cao trong công việc

Câu 4: Để trở thành người cần cù, sáng tạo trong lao động, học sinh cần làm gì?

A Nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách
B Trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô
C Luôn tìm tòi, đổi mới cách thức làm việc
D Chăm chỉ học tập, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

Hướng dẫn trả lời:

A Nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách

C Luôn tìm tòi, đổi mới cách thức làm việc

D Chăm chỉ học tập, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

Bài tập 2. Em hãy nêu những biểu hiện của lao động cần cù và sáng tạo

Hướng dẫn trả lời:

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động sáng tạo:

+ Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả;

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Bài tập 3. Theo em tại sao chúng ta phải cần cù sáng tạo trong lao động?

Hướng dẫn trả lời:

+ Giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động luôn nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người xung quanh.

Bài tập 4. Em hãy cho biết để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo, học sinh cần phải làm gì

Hướng dẫn trả lời:

Để rèn luyện được đức tính năng động sáng tạo thì học sinh cần làm:

  • Luôn tìm tòi học hỏi, chọn lọc những điều mình chưa biết;

  • Luôn bình tĩnh, tìm ra hướng đi để giải quyết vấn đề;

  • Dám phát biểu nên suy nghĩ của bản thân;

  • Không trốn tránh những khó khăn của mình;

Bài tập 5: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về cần cù, sáng tạo trong lao động.

Hướng dẫn trả lời:

  • Câu tục ngữ: “Cần cù bù thông minh”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị của sự chăm chỉ, nỗ lực trong cuộc sống.

  • - Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

=> Ý nghĩa: khuyên con người nên có lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khó. Khi kiên trì, nỗ lực thì chúng ta sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.

  • - Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của trí tuệ, sự sáng tạo của con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn.

  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.

  • Có chí làm quan, có gan làm giàu.

Bài tập 6. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào sau đây?

Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao

STT

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

1

Lao động cần cù, chăm chỉ là đủ, không cần phải sáng tạo

 

 

 

2

Làm việc gì cũng phải sáng tạo, tìm tòi cách làm mới

 

 

 

3

Cần cù có thể do rèn luyện mà có, còn sáng tạo là năng lực bẩm sinh

 

 

 

4

Chỉ những học sinh thông minh, học giỏi mới có khả năng sáng tạo trong lao động

 

 

 

5

Học sinh chưa có khả năng sáng tạo

 

 

 

6

Người càng cần cù, sáng tạo thì càng vất vả vì phải làm nhiều việc

 

 

 

7

Chỉ những người làm việc trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo

 

 

 

8

Cần cù sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong thời đại học ngày nay

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

STT

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

1

Lao động cần cù, chăm chỉ là đủ, không cần phải sáng tạo

 

x

Sáng tạo sẽ có nhiều kết quả tốt hơn

2

Làm việc gì cũng phải sáng tạo, tìm tòi cách làm mới

x

 

Càng sáng tạo, càng giúp chúng ta hoàn thành công việc tốt hơn

3

Cần cù có thể do rèn luyện mà có, còn sáng tạo là năng lực bẩm sinh

 

 

x

sáng tạo có thể phát huy qua quá trình học tập, lao động

4

Chỉ những học sinh thông minh, học giỏi mới có khả năng sáng tạo trong lao động

 

x

bất kì ai cũng có khả năng sáng tạo, dù là học sinh bình thường

5

  Học sinh chưa có khả năng sáng tạo

 

x

học sinh có thể sáng tạo ra những điều cơ bản, thậm chí xuất sắc

6

Người càng cần cù, sáng tạo thì càng vất vả vì phải làm nhiều việc

 

 

 

7

Chỉ những người làm việc trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo

 

x

sáng tạo giúp mọi người đột phá được công việc, hoạt động học tập phục vụ cuộc sống, không nhất thiết trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo

8

Cần cù sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong thời đại học ngày nay

x

 

cần cù, sáng tạo là bệ đỡ giúp sinh viên nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu 

Bài tập 7. Em hãy khoanh tròn vào những việc làm thể hiện tính cần cù, sáng tạo trong lao động dưới đây.

A. Nhà bạn H có nghề làm nón thủ công, bạn ấy luôn tìm cách để tạo ra chiếc nón vừa bền vừa đẹp

B.  Bạn N chỉ làm việc khi có bố mẹ ở nhà và không bao giờ bạn làm khác những gì bạn được hướng dẫn

C. Khi tìm hiểu về bất cứ vấn đề gì, bạn M luôn đặt ra những câu hỏi “ vì sao” và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình

D. Bạn T rất hứng thú với việc tìm ra cách giải mới cho những bài tập mà thầy cô giao

E.Bạn D luôn cố gắng hoàn thành tất cả các bài tập mà thầy cô giao

G.  Ngoài học tập, bạn T thường chủ động làm việc nhà

H. Bạn Y chỉ dành thời gian cho học tập và vui chơi, không tham gia làm bất cứ công việc nào khác

I. Bạn X rất thích làm bánh, bạn ấy luôn tìm tòi, thử nghiệm để làm ra những hương vị mới

Hướng dẫn trả lời:

A. Nhà bạn H có nghề làm nón thủ công, bạn ấy luôn tìm cách để tạo ra chiếc nón vừa bền vừa đẹp

C. Khi tìm hiểu về bất cứ vấn đề gì, bạn M luôn đặt ra những câu hỏi “ vì sao” và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình

D. Bạn T rất hứng thú với việc tìm ra cách giải mới cho những bài tập mà thầy cô giao

E.Bạn D luôn cố gắng hoàn thành tất cả các bài tập mà thầy cô giao

G.  Ngoài học tập, bạn T thường chủ động làm việc nhà

I. Bạn X rất thích làm bánh, bạn ấy luôn tìm tòi, thử nghiệm để làm ra những hương vị mới

Bài tập 8. Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. Bạn M là một tấm gương chăm chỉ trong học tập và lao động

Mọi người ai cũng khâm phục bạn ấy, nhưng bạn H lại cho rằng, gia đình của bạn M khó khăn nên mới phải cần cù, chăm chỉ, còn gia đình mình khá giả nên không cần phải như vậy.

Câu hỏi: 

Nếu em là bạn của H, em sẽ nói gì với bạn ấy.

Hướng dẫn trả lời:

Dù gia đình khó khăn hay khá giả, mỗi người chúng ta cần có ý thức chăm chỉ , lao động trong công việc, học tập. Điều đó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn và tự vượt qua được giới hạn bản thân, ngày càng thành công trong cuộc sống

Tình huống 2. Bạn T nhất  định chỉ làm bài theo cách cô giáo có hướng dẫn, còn bạn M  lại luôn thích tìm tòi những cách giải mới. Điều này đã khiến hai bạn thường xuyên xảy ra tranh luận trong quá trình học nhóm.

Nếu em là bạn chung nhóm bạn của bạn T và ban M, em sẽ làm gì?

Trả lời: Việc áp dụng cách làm theo cô giáo là đúng, học sinh cũng cần có sự sáng tạo trong học tập, không nên dập khuôn về cách giải, giúp các em có được sự phát triển toàn diện hơn.

Bài tập 9.  Em hãy kể về một thành quả mà em hoặc một người nào đó đạt được nhờ vào việc cần cù, sáng tạo trong lao động

Hướng dẫn trả lời:

Nhờ say mê tìm tòi, nghiên cứu và trải qua nhiều lần thử nghiệm,em đã đã chế tạo thành công nước rửa bát từ vỏ chanh - đây là loại chất tẩy rửa an toàn, lành tính, không gây ô nhiễm môi trường.

Bài tập 10. Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

Các tấm gương siêng năng kiên trì là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, nhưng cũng có thể là những con người bình thường như những bạn cùng lớp chăm chỉ, luôn cố gắng trong học tập. Trong những tấm gương siêng năng kiên trì và có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kỹ.

Dù bị liệt cả 2 tay nhưng ông vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo chính nhờ số năm 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh, cậu bé Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như các bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật nên cậu không thể đến trường. Trong một lần, Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học. Khi về nhà, cậu bắt đầu tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký vô cùng gian nan, nhưng  siêng năng, kiên trì và ý chí vươn lên vượt hoàn cảnh khó khăn.

Và dần dần cậu viết được chữ A, chữ O, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, hay làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố kiên trì, nỗ lực, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.

Vượt qua bao gian khổ, Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân và làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Chính nhờ vậy, vào năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Đến năm 1963, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc, Ký đã xuất sắc đứng thứ 5 và cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Năm 1966, Nguyễn Ngọc Ký trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong suốt 4 năm đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, ông đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi rất nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.

Cho dù số phận không mỉm cười với mình với mình, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại nghịch cảnh. Người bình thường tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, do đó ông phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy vậy, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Ký chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của mình. Cuối cùng, ông trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập công dân 8 CTST, Giải SBT công dân 8 CTST bài 1, Giải sách bài tập GDCD 8 CTST bài3: Lao động cần cù, sáng tạo

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net