A41. Hãy nêu các bước cụ thể để kết nối màn hình với thân máy tính
Hướng dẫn trả lời:
Các bước kết nối màn hình với thân máy tính:
Bước 1. Xác định kiểu cổng kết nối của màn hình (VGA, HDMI,...).
Bước 2. Lựa chọn cáp kết nối phù hợp với kiểu cổng kết nối.
Bước 3. Gắn cáp vào cổng kết nối trên màn hình và máy tính.
Bước 4. Bật máy tính, bật màn hình và kiểm tra xem nó có hiện thông tin hay không.
A42. Hãy nêu các bước cụ thể để kết nối thân máy tính với các thiết bị ngoại vi sau: bàn phím, chuột, màn hình, loa.
Hướng dẫn trả lời:
Kết nối thiết bị ngoại vi với thân máy tính theo các bước sau:
Buớc 1. Kết nối bàn phím và chuột: Tìm các cổng USB có trên thân máy tính và kết nối từng thiết bị bàn phím, chuột với các cổng đó.
Bước 2. Kết nối màn hình: Tìm cổng VGA hoặc HDMI trên máy tính và kết nối dây màn hình với cổng đó. Sau đó kết nối dây màn hình với màn hình.
Bước 3. Kết nối loa: Tìm cổng audio trên máy tính và kết nối dây audio với cổng đó. Sau đó kết nối dây audio với loa.
Bước 4. Khởi động máy: Bật máy tính lên và kiểm tra xem tất cả các thiết bị đã kết nối thành công hay chưa.
A43. Muốn kết nối các thiết bị số với nhau, ta phải làm gì? Hãy nêu ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:
Để kết nối các thiết bị số với nhau, ta có thể thực hiện các cách sau:
Cách 1. Sử dụng cáp kết nối để kết nối các thiết bị với nhau. Ví dụ: cáp USB để kết nối điện thoại với máy tính, cáp HDMI để kết nối máy tính với ti vi.
Cách 2. Sử dụng kết nối mạng để kết nối các thiết bị với nhau thông qua mạng LAN hoặc mạng Wifi. Ví dụ: kết nối các máy tính trong một văn phòng để chia sẻ tệp hoặc in ấn.
Cách 3. Sử dụng công nghệ không dây như: Bluetooth hoặc NFC để kết nối các thiết bị với nhau. Ví dụ: kết nối tai nghe Bluetooth với điện thoại.
Cách 4. Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây để chia sẻ tệp và dữ liệu giữa các thiết bị. Ngoài ra, các phương pháp kết nối khác cũng có thể được sử dụng tuỳ thuộc vào loại thiết bị và mục đích sử dụng.
A44. Hãy nêu một số tùy chỉnh mà người dùng thường thực hiện cho máy tính để cá nhân hóa trải nghiệm của mình
Hướng dẫn trả lời:
Thay nền desktop: thay đổi hình nền để phù hợp với sở thích cá nhân và tạo cảm giác mới lạ khi sử dụng máy tính.
Tuỳ chỉnh màn hình chờ (screensaver): tạo ra các hình ảnh động, video hoặc chữ ký cá nhân.
Thay đổi giao diện (theme): thay đổi màu sắc, biểu tượng, font chữ và hình ảnh của các thành phần trên máy tính.
Thay đổi icon của các thành phần trên máy tính như: icon của thùng rác, ổ đĩa, tập tin, thư mục, ứng dụng để đồng bộ với nội dung cá nhân.
Tuỳ chỉnh âm thanh của máy tính như: tăng/giảm âm lượng, thay đổi âm thanh khi khởi động và tắt máy tính, âm thanh thông báo,...
Tùy chỉnh bộ gõ tiếng Việt để nhập dữ liệu vào dễ dàng hơn, bao gồm: thay đổi kiểu gõ, thêm các từ mới, tùy chỉnh bố cục bàn phím.
Tuỳ chỉnh bảng chọn Start để: hiển thị các ứng dụng yêu thích, đổi màu sắc, thay đổi cách hiển thị, thêm các phần mở rộng, tìm kiếm nhanh chóng.
Cài đặt ứng dụng: cài các ứng dụng thường dùng phù hợp với công việc, sở thích cá nhân. Tùy chỉnh các ứng dụng được cài đặt.