Giải sách bài tập Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Cánh diều bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Hướng dẫn giải bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng SBT Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Cánh diều mới. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

D1. Em hãy nêu một số dạng lừa đảo trên mạng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Lừa nháy chuột là được tiền

  • Lừa nạp thẻ điện thoại

  • Lừa tiền đặt cọc

  • Lừa tiền chuyển hàng

D2. Em hãy tìm hiểu dạng lừa đảo “Nháy chuột là được tiền” và trả lời các câu hỏi sau

1) Cách thức của dạng lừa đảo này là gì?

2) Người bị lừa có mất tiền không? 

3) Động cơ của kẻ lừa đảo là gì?

Hướng dẫn trả lời:

  1. Cách thức lừa đảo: Hứa sẽ trả tiefn cho người tham gia theo số lần nháy chuột vào các video, quảng cáo, trang web,... được cung cấp, cuối cùng nạn nhân mất thời gian và công sức mà không nhận được gì

  2. Người bị lừa không mất tiền

  3. Động cơ của kẻ lừa đảo là: kẻ lừa đảo không nhận được tiền của nạn nhân mà sẽ được tiền từ nhà quảng cáo theo phương thức thanh toán “Trả tiền cho mỗi lần nháy chuột” (PPC)

D3. Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

1) Phishing nghĩa là gì?

2) Tim kiếm bằng từ khoá “download phishing icon” và xem kết quả, em có nhận xét gì?

3) Theo em, tại sao hình ảnh lưỡi câu hay tin tặc cầm cần câu cả hay được dùng khi đề cập đến lừa đảo trên mạng.

Hướng dẫn trả lời:

  1. Phishing là việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân bằng các trang web giả

  2. Kết quả đa phần là hình ảnh có lưỡi câu hay tin tặc cầm cần câu cá

  3. Vì Phishing đọc đồng nghĩa với fishing (câu cá)

D4. Theo em, tại sao cần cảnh giác với email, tin nhắn từ người lạ, dùng cách xưng hô chung chung? 

Hướng dẫn trả lời:

Vì đó là dấu hiệu của email, tin nhắn được soạn sao cho phù hợp với nhiều người nhận khác nhau, gửi hàng loạt, không nhắm đến cá nhân cụ thể, công việc cụ thể, nên có nhiều khả năng đó là email để tìm kiếm con mồi

D5. Kẻ lừa đảo thường nhắm vào lòng tham và sự cả tin của mọi người. Em hãy nếu một vài câu châm ngôn hàm ý nhắc nhở mọi người chớ tham lam để tránh bị mắc lừa.

Hướng dẫn trả lời:

  • Mật ngọt chết ruồi

  • Miếng pho mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột.

D6. Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau

1) Thành ngữ “Ăn không, nói có”, “Ăn gian, nói dối” có hàm ý gì? 

2) Em hãy nêu ví dụ về việc sử dụng những thành ngữ nói trên trong bối cảnh giao tiếp ở cuộc sống thực tế

3) Có thể sử dụng các câu thành ngữ này trong bối cảnh giao tiếp trên mạng được không?

Hướng dẫn trả lời:

1) Các thành ngữ đó nói đến người hay bịa đặt dựng chuyện, nói những điều không có thật và biến nó thành sự thật để vu khống, hãm hại người khác

2) Ví dụ về "Ăn không, nói có": Một người bạn hỏi ý kiến của mình về bộ trang phục mới mà họ mặc, mặc dù bạn thấy bộ trang phục đó không phù hợp hoặc không ưa thích, bạn nói rằng nó trông đẹp nhưng thực tế bạn không thích nó.

3) Việc áp dụng thành ngữ này trên không gian mạng không khác gì so với việc sử dụng nó trong cuộc sống thực.

D7. 1) Hãy nêu một câu thành ngữ, châm ngôn hàm ý: “Đối xử với người khác ra sao thì sẽ được trả lại như vậy”.

2) Bài học trong sách giáo khoa đã vận dụng cụ thể câu thành ngữ, châm ngôn đó thành những nguyên tắc gì?

Hướng dẫn trả lời:

1) “Gieo gió gặt bão”, “Gậy ông đập lưng ông”, “Ở hiền gặp lành”

2) Các nguyên tắc được vận dụng:

  • Hãy đặt mình vào vị trí người khác

  • Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng

D8. “Tôn trọng người khác” là một nguyên tắc cơ bản trong ứng xử trên mạng và trong cuộc sống thực tế. Bài học trong sách giáo khoa đã vận dụng cụ thể điều đó thành những nguyên tắc gì?

Hướng dẫn trả lời:

Các nguyên tắc là:

  • Tôn trọng “văn hóa nhóm”

  • Tôn trọng thời gian và công sức của người khác

  • Tôn trọng quyền riêng tư của người khác

D9. Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau

1) Các KOL (Key Opinion Leader) là gì?

2) Đạo đức trên mạng không cho phép KOL làm những gì?

Hướng dẫn trả lời:

1) KOL (Key Opinion Leader) là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, có uy tín trong một lĩnh vực, dễ điều khiển luồng dư luận theo hướng ủng hộ ý kiến của họ

2) Đạo đức trên mạng không cho phép KOL lợi dụng vị thế, ý kiến của mình để làm việc xấu.

D10. Cống hiến cho cộng đồng vì sự tiến bộ chung là một nội dung về ý thức cộng đồng trên mạng xã hội. Em hãy nêu vài ví dụ cụ thể về nội dung này

Hướng dẫn trả lời:

1) Chia sẻ kiến thức và tin tức hữu ích: Có thể sử dụng mạng xã hội để chia sẻ tin tức, bài viết hoặc nguồn thông tin hữu ích về sức khỏe, giáo dục, hoặc các vấn đề xã hội khác để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề quan trọng.

2) Lan truyền thông điệp tích cực: Sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông điệp tích cực về tình yêu, sự đoàn kết, và sự nhân ái. Việc chia sẻ những thông điệp này có thể tạo ra sự lan tỏa và ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội.

3) Hỗ trợ cộng đồng trong thời gian khó khăn: Trong những tình huống khẩn cấp hoặc thời kỳ khó khăn, có thể sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về cách giúp đỡ và hỗ trợ những người trong cộng đồng.

4) Thúc đẩy các chiến dịch xã hội: Có thể tham gia vào các chiến dịch xã hội trên mạng xã hội, như việc lan truyền thông điệp về bảo vệ môi trường, giảm nghèo đói, hoặc chấm dứt bạo lực.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Cánh diều mới, Giải SBT Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Cánh diều, Giải sách bài tập Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Cánh diều bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Xem thêm các môn học

Giải SBT tin học 11 định hướng Khoa học máy tính cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net