Giải SBT Chân trời sáng tạo lịch sử 10 bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Hướng dẫn giải:bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc môn lịch sử SBT lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

CÂU 1. Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

 

Trả lời:

STT

Thành tựu

Mô tả

1

a. Cốc gốm Gò Mun

Có độ dày rất đều, độ nung cao (khoảng 900 °C); có mảnh được nung gần thành sành. Gốm có màu xám xanh, xám mốc.

2

b. Nồi gốm Phùng Nguyên

gốm thô và gốm nung, xương gốm mỏng, đều đặn, bên ngoài bề mặt của gốm được tạo một lớp áo mịn đen gần như miết bóng;

3

c. Bình đất nung Đông Sơn

Không có đồ gốm loại kích  thước lớn, xương gốm dày, men mỏng thường không phủ trùm hết, màu men vàng ngà, xanh nhạt hay xám

4

d. Vò gốm Đồng Đậu

Thường có bụng nở, thấp, miệng loe cong, bản miệng rông, chân đế thấp hoặc đáy bằng.

Sắp xếp thứ tự: b, a, c, d

Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hóa Đông Sơn và tiền Đông Sơn:

Nghề gốm truyền thống Đông Sơn tồn tại và phát triển trong điều kiện đất nước bị chiếm đóng bởi các triều đại phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, dưới tác động của những điều kiện chính trị, xã hội và của kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến phương Bắc, nghề gốm truyền thống đã có những biến đổi. Qua quá trình lao động, người thợ gốm Việt đã tiếp thu từ các nhà sản xuất gốm Trung Hoa kỹ thuật tạo dựng lò (lò hình bánh bao, lò rồng, lò cóc…) cùng nhiều thủ pháp kỹ thuật tạo gốm sứ và cả mô hình tổ chức sản xuất gốm theo kiểu Trung Hoa. Từ những kinh nghiệm đã được tích lũy, những người thợ gốm Giao Chỉ, Cửu Chân đã tạo ra những sản phẩm đáp ứng được với nhu cầu của xã hội mà không quên gửi gắm vào đó những hồn cốt của phong cách gốm Việt từ tạo dáng cho đến những hoa văn trang trí. Đồ gốm mang phong cách gốm truyền thống Đông Sơn vẫn được duy trì trong nhiều thế kỷ SCN. 

Sự có mặt của các trung tâm sản xuất gốm cùng những sản phẩm của nó cho phép khẳng định rằng, nhiều đồ gốm có phong cách ngoại lai đã được sản xuất tại Việt Nam. Việc sử dụng gốm Đông Sơn làm đồ tùy táng trong mộ gạch, sự tồn tại của hoa văn trang trí Đông Sơn, sự xuất hiện của loại lò nung mặt bằng dạng hình ống... đã cho thấy rằng, cùng với các lò gốm Trung Hoa còn có các lò gốm Việt và thợ gốm Việt.

 

Do các lò gốm gần với thị trường nông thôn, nông nghiệp trồng lúa nước nên nghề làm gốm trong giai đoạn này phát triển theo hướng dân gian hóa. Khuynh hướng này thể hiện qua sự đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chất liệu làm gốm và vẫn tiếp tục nung gốm phong cách Đông Sơn. Các lò gốm được tạo dựng luôn thích ứng với tự nhiên, lợi dụng tự nhiên trong các thế đồi gò, trong môi trường giao thông thủy sông nước, trong cách sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên dễ kiếm. Đó là những tập quán sản xuất được hình thành hoàn toàn xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của môi trường Việt Nam và tập quán cư trú của người Việt cổ. Đó cũng là không gian sinh tồn mà văn hóa Đông Sơn của người Việt đã thích ứng từ lâu đời.

Trả lời: 1. c     2. e     3. g     4. d     5. h     6. a     7. bVật dụng cùng chủng loại ở mỗi địa phương có khác nhau về hình dáng và hoa văn trang trí. Hình dạng của chúng được biến cải cho thích hợp với môi...
Trả lời: Miêu tả tóm tắt: Trống được xếp vào loại H1 – Heger. Mầu xanh xám. Trống có kích thước lớn, cấu trúc gồm các phần: Mặt, tang, thân  và chân trống. Giữa mặt trống đúc nổi ngôi sao 14 cánh, từ tâm ra có 16 vành hoa văn: hình học, cảnh sinh hoạt, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến...Tang...
Trả lời: Hình 15.2. Hình giao long trang trí trên giáo đồng: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Giao long trang trí trên giáo đồng được cách điệu từ cá sấu, là vật Tổ biểu trưng cho sức mạnh của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Hình 15.3. Thạp đồng Đào Thịnh (...
Trả lời: Hai loại bánh này thế hiện cho vũ trụ, nhân sinh. Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương. Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng - những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc...
Trả lời:      Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, nơi đã từng trải qua các...
Trả lời: 1. D2. A3. A4. A5. C6. C7. D8. D9. A10. A11. B12. A13. D14. C15. B16. D17. A18. A19. C20. A
Tìm kiếm google: Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải vở bài tập lịch sử 10 ctst, giải BT lịch sử 10 ctst Giải SBT bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com